Chúng ta quả là một thực thể và có bao giờ bạn thấy trong chính chúng ta có những mâu thuẫn nội tâm không? Cũng bình thường thôi. Bởi vì bên trong cái thực thể này có nhiều “lớp vỏ” khác nhau ẩn chứa nhiều mô thức của suy nghĩ, tính cách, và hành vi khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu 4 lớp vỏ của con người.
1. Lớp vỏ thứ 1 – lớp vỏ trong cùng – Cái Tôi đích thực (True-Self):
“Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Khi chúng ta được sinh ra tất cả chúng ta đều mang trong mình đầy tánh thiện và tính lành. Chúng ta tin tưởng một cách phó thác, chúng ta yêu thương vô điều kiện, chúng ta đón nhận, và chúng ta tinh chất như một viên kim cương, như một vì tinh tú. Và đó là con người đích thực, cái Tôi đích thực của mỗi người chúng ta, đầy tình yêu thương và vô vàng những thiện tánh.
2. Lớp vỏ thứ 2 – Cái Tôi tổn thương, cái Tôi thiếu thốn (Deep Ego):
Rồi dần dần lớn lên, chúng ta từ từ đánh mất phần “Tinh Chất” của chính mình do chúng ta có quá nhiều những tổn thương, quá nhiều những nổi đau, những tổn thất và thiệt hại. Những trải nghiệm tiêu cực tạo cho chúng ta trở thành một con người ít tin tưởng hơn, ít yêu thương hơn, thậm chí còn trở thành người đa nghi, phán xét, căm hờn, … Những trải nghiệm không mong muốn này đã làm hình thành nên một cái Tôi khác một cách tự động theo cơ chế làm việc của hạch Hạnh nhân nhằm mong muốn cho ta an toàn hơn, bảo vệ chúng ta được an toàn hơn. Và cũng từ đây, sâu thẳm trong tiềm thức cũng hình thành nên những nỗi sợ, những mô thức phản ứng, những kiểu mẫu tư duy dựa trên trải nghiệm cũ. Và tương tợ như vậy, một số tính cách “bồi đắp” cũng được hình thành.
3. Lớp vỏ thứ 3 – Cái Tôi giả (Ego):
Mặc nhiên, chúng ta không muốn người khác biết con người đầy “thẹo vết” của mình cho nên phản xạ tự nhiên là chúng ta sẽ cố dấu, cố sức che đậy và lớp vỏ thứ 2 còn được gọi là lớp vỏ con người che đậy.
Và để che đậy, chúng ta dùng ý thức để hình thành các lớp vỏ khác – là lớp vỏ thứ 3 – mà mình mong muốn người khác nhìn thấy. Chẳng hạn như: mình mong muốn người khác nhìn thấy mạnh mẽ (chứ không phải yếu đuối), nhìn thấy mình yêu thương (chứ không phải xa cách), nhìn thấy mình hài hòa, kết nối (chứ không phải cách lập) nhưng … nhưng … kỳ thực bên trong sâu thẳm con người của mình không phải như vậy, và mình cần phải nỗ lực nhiều, rất nhiều.
4. Lớp vỏ thứ 4 _ Cái mà người khác nhìn thấy bạn đang là (Exposure):
Bất luận sự nổ lực thể hiện của ta, người khác chưa chắc nhìn thấy ta đúng với những gì ta mong muốn. Người khác nhìn thấy mình như một phần cái mà mình mong muốn và một phần khác có thể không phải như vậy. Phần khác kia được quyết định đôi khi bởi chính những hành động tiềm thức của mình mà ý thức của mình không nhận biết được (ví như đôi khi ta cố tỏ ra mình tự tin nhưng người khác vẫn cứ thấy mình bối rối, ta cố tỏ ra mình mạnh mẽ mà người khác vẫn thấy mình yếu đuối, …).
Kết:
Cái nỗ lực của mỗi con người là “tìm lại chính mình” vì sau những ngày sống mình rời xa chính con người đích thực của mình vốn được Thượng đế, Tạo hóa, Ân phước ban tặng những tinh chất của vũ trụ đó là “tình yêu thương vô điều kiện – True love/ unconditional love).
Hãy quay về “ngôi nhà đích thực”, kết nối với sâu thẳm của bản thân, tìm kiếm lại tinh chất và rồi bạn sẽ tỏa sáng.
*** Nguồn: Huynh Ngoc Minh