Các bà mẹ Việt rất ngưỡng mộ mẹ Nhật trong việc nuôi dạy con cái. Vậy nuôi con kiểu Nhật có điều gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vài nguyên tắc mà các bà mẹ Nhật áp dụng trong quá trình nuôi dạy con qua bài viết dưới đây nhé!
1. Làm mẹ Hổ đúng thời điểm
Khi con mè nheo, mẹ mắng con và bị gọi là “mẹ Hổ”. Nhiều người không thích cách dạy dỗ “bạo lực” này nhưng làm “mẹ Hổ” cũng có những điểm tốt không ngờ đến.
Đối với trẻ 2 tuổi, khi đường kết nối giữa các tế bào trong não vẫn chưa hoàn thiện thì những hành động lặp đi lặp lại mang tính động vật, hay những uốn nắn nghiêm khắc mang tính bản năng đều có một ý nghĩa rất lớn. Giai đoạn này chỉ có những người như “mẹ Hổ” mới làm được điều đó.
Giai đoạn dạy trẻ bằng cách lặp đi lặp lại mang tính bản năng, hay uốn nắn nghiêm khắc mà trẻ không cự tuyệt chỉ đến khi trẻ 2 tuổi là kết thúc. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu đưa ra chính kiến và thể hiện ý chí của bản thân. Khi trẻ qua 2 tuổi cũng là thời kì vai trò “mẹ Hổ” cần phải kết thúc.
Còn nếu thời kì này cha mẹ bỏ qua suy nghĩ hay cảm xúc của trẻ mà áp đặt suy nghĩ của bản thân vào trẻ thì ngược lại sẽ chỉ làm cho trẻ nảy sinh tính phản kháng không chịu nghe lời, dẫn đến vai trò “mẹ Hổ” tuyệt vời trước kia trở nên vô ích.
Cho đến khi trẻ được 2 tuổi hãy làm một bà “mẹ Hổ” nghiêm khắc với con, còn với trẻ sau 2 tuổi thì hãy làm một người mẹ thật hiền dịu. Đây chính là hình ảnh người mẹ lí tưởng và tuyệt vời nhất đối với giáo dục trẻ thơ.
2. Con cái không phải là vật sở hữu của cha mẹ
Có lẽ đã có những bậc cha mẹ từng trải qua việc cãi nhau với con vì nó trở nên ương bướng, kiêu căng. Và lúc đó đứa trẻ đã quay lại nói với cha mẹ rằng: “Con có nhờ cha mẹ sinh ra mình đâu, nên đừng có lúc nào cũng can thiệp vào việc của con”.
Đúng là như vậy, trẻ con thì làm sao có thể tự sinh ra mình được. Toàn bộ trách nhiệm liên quan đến sự tồn tại của đứa trẻ đều thuộc về cha mẹ. Có nghĩa là việc nuôi dạy để đứa trẻ có thể trở nên tự lập và trưởng thành đương nhiên là nghĩa vụ của cha mẹ.
Thế nhưng trong phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ, có quá nhiều bậc cha mẹ đã ngộ nhận rằng con cái sẽ phải làm theo tất cả những gì cha mẹ nói. Chính những cha mẹ có suy nghĩ coi con cái là vật sở hữu của mình thì cũng sẽ bỏ qua ý chí của bản thân trẻ.
Đương nhiên là ngay cả với những đứa trẻ đã mang sẵn ý chí của bản thân trước đó thì suy nghĩ này của các bậc cha mẹ cũng giống như một tội ác. Đừng đi theo hướng cha mẹ nuôi dạy trẻ cái gì, mà nên đi theo hướng để trẻ con lớn lên cùng với cái gì.
3. Hãy nhìn con để học tập
Chiếc bẫy nguy hiểm nhất trong việc giáo dục trẻ thơ chính là người mẹ quan tâm thái quá tới việc giáo dục con, và rất nhiều trường hợp rơi vào tự mãn hoặc mơ tưởng hão huyền. Đương nhiên là việc mơ tưởng cho con là một điều không sai, thế nhưng có rất nhiều bà mẹ đã không hề để ý rằng thái độ của mình đã thay đổi, khiến bản thân trở thành một người mẹ luôn áp đặt và độc đoán với con mình.
Để những suy nghĩ độc đoán và tự phụ không dẫn cha mẹ rơi vào phương pháp giáo dục ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, hay phương pháp giáo dục phù phiếm là chạy theo thành tích để khoe mẽ, thì việc học hỏi từ cách học tập của con trẻ là điều vô cùng quan trọng để giúp cha mẹ tránh được điều ấy.
Để không bị như thế thì điều quan trọng nhất ở đây là hãy xem xét ngôn ngữ, tâm hồn và biểu hiện cảm xúc của trẻ với một thái độ công bằng vô tư. Nếu phát hiện ra điều gì mới mẻ từ trong đó, thì có nghĩa là cha mẹ đã tự khám phá ra chính bản thân mình, hơn thế nữa nó còn là những khám phá của trí tuệ và kinh nghiệm quan trọng ứng dụng trực tiếp vào việc nuôi dạy con trẻ.
Nghĩa vụ của cha mẹ là tạo cho trẻ một môi trường phong phú với nhiều kích thích giúp trẻ có nhiều khả năng lựa chọn để phát hiện ra mình yêu thích cái gì, mình sẽ lớn lên với cái gì ngay từ khi còn nhỏ. Tương lai của trẻ không phải là vật sở hữu của ai, mà trẻ là vật sở hữu của chính bản thân trẻ.
4. Người mẹ thiếu tự tin thì không thể nuôi dạy con tốt
Các bậc cha mẹ đều nhiệt tình suy nghĩ giáo dục trẻ trong môi trường gia đình thì cần phải làm những gì. Chỉ có điều đáng tiếc là càng nhiệt tâm với giáo dục cho trẻ thì các bậc cha mẹ càng có khuynh hướng mạnh là mất dần đi tính tự chủ của người làm cha mẹ, vì cứ muốn cho con cái mình tiếp xúc với những cái gì mới nhất và nhanh nhất.
Bất kì việc nào mình nghĩ là hay và áp dụng nó vào thực tế đều không phải là một việc xấu. Chỉ có điều nếu như người thầy vĩ đại nhất và gần gũi nhất với trẻ là người mẹ mà mất đi tính chủ động thì giáo dục trẻ thơ sẽ không thể thực hiện được.
Điều tốt nhất mà người mẹ nên làm cho trẻ chính là hãy tự tin vào bản thân mình. Còn nếu người mẹ chỉ chạy theo trào lưu nhảy từ phương pháp này rồi lại với sang phương pháp kia thì sẽ chỉ đem đến kết quả tồi tệ cho con mà thôi.
Đối với từng việc dù nhỏ bé nhất cũng hãy tự tin vào bản thân, và hãy bắt đầu khi bản thân đã thấu hiểu và nắm rõ về nó chính là cách làm tốt nhất. Bố mẹ nên tìm hiểu thêm về sinh trắc vân tay Humano để việc nuôi dạy con trở nên dễ dàng hơn. Không gì bằng thật sự hiểu con mình, khi đó bố mẹ sẽ rất tự tin đưa ra các phương pháp phù hợp nhất với con.
Giáo dục trẻ nhỏ chính là công việc cao cả nhất và quan trọng nhất của người mẹ. Sẽ không có thời gian rảnh để người mẹ có thể ngơi tay. Các bậc cha mẹ hãy loại bỏ thái độ cứng nhắc, tâm lí chạy theo phong trào theo số đông, hay thói quen đại khái qua loa, và hãy suy nghĩ một cách chân thực nhất để giáo dục trẻ sớm chính là một phần của mình.
————————————————