Mang thai là một khoảng thời gian nhiệm màu với sự hình thành và phát triển vô cùng nhanh chóng của não bộ và các giác quan của thai nhi.

Chính sự phát triển bước đầu này sẽ đóng vai trò quan trọng cho bé trong việc tạo nền tảng, hình thành nhận thức và trí tuệ của bé sau này. Diệu kỳ hơn đó là mối liên hệ khăng khít của mẹ và bé yêu.

Đó là mối liên kết sinh học, mối liên hết thân thể giữa mẹ và bé qua nhau thai. Mẹ truyền máu, truyền nước, truyền các chất dinh dưỡng quan trọng nuôi lớn cơ thể bé mỗi ngày, giúp bé trưởng thành và phát triển hoàn thiện nhất trong bụng mẹ. 

Đó còn là mối liên kết “thần giao cách cảm”, “mẫu tử liền tâm” giữa mẹ và bé. Mẹ buồn, bé bất an. Mẹ vui vẻ, bé thoải mái. Mẹ hạnh phúc, bé an tâm. Hai mẹ con cùng chung một nhịp thở, vui buồn cùng nhau. 

Ngôn ngữ đầu tiên bé học từ mẹ

Ngay từ tuần thứ 20, bé đã có những phản ứng với âm thành, tiếng nhạc và giọng nói của mẹ… Thính giác là giác quan hình thành và phát triển sớm nhất. Thai nhi còn có thể phân biệt được giọng nói của mẹ so với những giọng nói khác. Điều này thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và mối liên kết kì diệu giữa mẹ và bé.

Hơn thế nữa, các nhà khoa học cho biết thai nhi hoàn toàn có thể nhận biết được ngôn ngữ và các từ ngữ khác nhau khi còn nằm trong bụng mẹ. Một điều kì diệu rằng cho đến khi chào đời, bé vẫn nhớ các từ đó, đặc biệt nếu chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần khi bé chỉ là bào thai.

Bé phản ứng lại với những động chạm của mẹ

Sự phát triển của xúc giác là một cột mốc đáng chú ý của thai kì, đó là một giác quan đặc biệt giúp cảm nhận được mối liên hệ mẹ – con rõ rệt. Xúc giác phát triển rất sớm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé.

Từ tuần thứ 14, em bé có thể “máy” – những cú đạp khỏe, mạnh mẹ cảm nhận được rõ ràng. Đây chính là tín hiệu tích cực, thông báo cho mẹ biết thời điểm thai giáo vận động, chơi các trò chơi ấn đẩy hay trò chơi cú đá cùng bé đã đến rồi. 

Cảm giác khi được sờ, chạm vào bụng bầu giúp bé cảm nhận được tình yêu, quan tâm, dỗ dành của bố và mẹ.

Ngược lại, bé cũng có những phản ứng như quẫy, đạp vào thành bụng như là một lời đáp trả đáng yêu đối với những nâng niu. Những lần tiếp xúc như thế giúp bé “học” và có những trải nghiệm để tạo nên mối liên hệ gần gũi với người thân.

Bé cùng cảm nhận nỗi đau với mẹ

Sự thật rằng bé sẽ cảm nhận thấy cảm giác đau đớn của mẹ qua các tế bào gốc của thai nhi. Khi tim mẹ bị đau hay các tổn thương khác xảy ra trong cơ thể mẹ, thai nhi sẽ cùng cảm nhận được điều này, tế bào gốc sẽ được di chuyển để phục hồi sau tổn thương.

Tâm trạng của người mẹ mang thai tự đồng hóa với đứa con trong bụng, khoa học đã chứng minh “Thai phụ bị stress kéo dài, nghiêm trọng thường sinh non, em bé rất cáu kỉnh. Điều này là do stress làm tiết nội tiết tố, khiến giảm lượng oxy dẫn đến làm tăng nhịp tim đập và mức độ hoạt động của thai”.

Những nghiên cứu sinh lý học hiện đại đã phát hiện ra, tâm trạng của người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lượng nội tiết, mà các vật chất trong nội tiết sẽ theo máu thấm vào bên trong cơ thể thai nhi, khiến thai nhi tiếp nhận những ảnh hưởng xấu hoặc tốt.

Những ý nghĩ và cảm xúc của người mẹ khi mang thai có thể in sâu vào tinh thần của đứa con chưa chào đời đến mức chúng có thể tồn tại trong suốt cuộc đời của đứa trẻ.

Tác giả Lê Nguyên Phương cho rằng: “Giây phút đầu đời giữa mẹ và con cũng có thể xem như điểm đầu trong ‘hành trình chuyển nghiệp’ của mẹ cho con. Những người phụ nữ gặp căng thẳng hay bị trầm cảm trong thời gian mang thai thường có độ hormone cortisol cao trong máu hơn các bà mẹ khỏe mạnh bình an.

Việc tiếp xúc với lượng cortisol cao trong máu khiến cho trẻ bị sinh non, nhẹ cân và kém phát triển, chính đứa trẻ cũng mang lượng hormone này trong máu cao hơn trẻ bình thường. Điều này khiến chúng dễ trở nên căng thẳng, tình khí khó chịu hơn, khó dỗ dành hơn.

Không chỉ vậy, khi lớn lên, chúng có nguy cơ gặp nhiều khó khăn về các mặt giao tiếp xã hội và cảm xúc, đặc biệt là các chứng rối loạn tính cách”.

Kháng thể của mẹ truyền sang cho con

Nhau thai là nơi trung chuyển máu và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé để nuôi dưỡng bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Nhưng đồng thời, các chất dinh dưỡng đó còn mang theo những kháng thể cần thiết để giúp thai nhi chống lại các xâm hại.

Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển hệ miễn dịch của bé cả trong và ngay sau khi trước các nguy cơ xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy giữa mẹ và bé thực sự có mối liên kết cả hữu hình và vô hình.

Sữa mẹ tiết tùy theo giới tính của con

Vì sao sữa mẹ là thực phẩm không gì có thể thay thế đối với trẻ sơ sinh?

Thực chất, ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch để cải thiện sức đề kháng cho bé, sữa mẹ còn có thành phần dinh dưỡng tương thích tùy theo giới tính của bé, điều mà không có bất kỳ loại sữa công thức nào có thể làm được.

Điều này sẽ giúp cho mỗi bé thuộc mỗi giới khác nhau phát triển đúng giới tính và khỏe mạnh luôn trong suốt những năm đầu đời.

Bé cũng tác động ngược lại đến mẹ

Ảnh hưởng giữa mẹ và thai bao giờ cũng ảnh hưởng hai chiều. Đứa con trong bụng làm thay đổi cả tính tình người mẹ, người mẹ đó trước đây có thể không thèm món này, món nọ nhưng bây giờ lại thèm; hay tính tình có sự thay đổi.

Ít ai chú ý đến vấn đề này bởi hầu hết họ không nghĩ đến sự tác động ngược lại của thai nhi lên người mẹ theo hai chiều tích cực và tiêu cực.

Luôn có một sự thật hiển nhiên là sự gắn kết giữa mẹ và con vô cùng sâu sắc. Sợi dây tình cảm ấy làm cho tình mẫu tử trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết. Mẹ hãy cảm nhận con thật nhiều trong giai đoạn thai kỳ để cùng nhau có những giây phút hạnh phúc, làm nền tảng cho sự phát triển của con sau này.

Mẹ hãy đọc thêm các bài viết trên trang của Nga để tìm hiểu về thai giáo cũng như kiến thức nuôi dạy con mẹ nhé!

————————————————