Có bao giờ bạn tự đặt những câu hỏi kiểu như: “Sinh trắc học dấu vân tay là khoa học hay bói toán?”; “Liệu thông qua dấu vân tay có thể biết gì về bộ não?”

Hãy cùng phân tích và khám phá câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Trong cuộc sống, dấu vân tay được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: máy chấm công, phương thức mã hóa dữ liệu cá nhân, mật khẩu thiết bị điện tử… Và bất kỳ ai trong chúng ta, đã từng ít nhất một lần trong đời cần sử dụng dấu vân tay để làm chứng minh nhân dân – loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mọi công dân. Và đó cũng được coi là dấu ấn riêng của mỗi cá nhân. Tại sao lại sử dụng dấu vân tay mà không phải là bộ phận khác để làm chứng minh nhân dân?

Bởi vì từ bé đến lớn, chúng ta chỉ sở hữu một dấu vân tay riêng biệt và duy nhất. Dấu vân tay rất khó có thể trùng lặp. Ngay cả trường hợp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ trùng dấu vân tay là 1/64 tỷ. Điều này có nghĩa là, trên thế giới có khoảng 64 tỷ người thì mới có người có cùng dấu vân tay,

Cho đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp trùng lặp về dấu vân tay. Chúng ta có thể giống nhau về hình dạng dấu vân tay nhưng về cấu trúc và mật độ dấu vân tay ở mỗi người lại hoàn toàn khác nhau.

Dấu vân tay cũng không thay đổi theo thời gian, chúng chỉ phóng to về mặt kích cỡ chứ không thay đổi về cấu trúc. Nếu dấu vân tay thay đổi liên tục theo thời gian thì có lẽ chúng ta sẽ phải làm lại chứng minh nhân dân liên tục, đúng không nào?

Và một điều đặc biệt quan trọng, đó chính là dấu vân tay có sự tương quan mật thiết đối với bộ não. Đây là cơ sở khoa học để minh chứng rằng, dấu vân tay là dấu ấn riêng biệt của mỗi người và là cơ sở để phân tích về mặt tiềm năng và trí tuệ.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu của bộ môn khoa học này, để thấy rằng, dấu vân tay có mối liên hệ mật thiết với não bộ. Và Sinh trắc học dấu vân tay là một bộ môn dựa trên nền tảng khoa học, chứ không phải bói toán.

Dưới góc độ lịch sử khoa học, tìm hiểu về cơ sở khoa học của ngành Sinh trắc học dấu vân tay. Nhận dạng dấu vân tay hay còn được gọi là Dematoglyphics đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó, từ trước đến nay.

Kết quả khảo cổ đã chứng minh: từ xa xưa, dấu vân tay đã được sử dụng như là chữ ký cá nhân tại Babylon cổ đại, trong thiên niên kỷ thứ hai Trước Công nguyên, dưới triều vua Hammurabi (1792 TCN-1750 TCN) người ta đã tiến hành lấy dấu vân tay của những người bị bắt giữ. Trong giao dịch dân sự, để chống lại sự giả mạo, các bên tham gia hợp đồng đã ấn dấu vân tay của mình vào hợp đồng bằng đất sét.

Dấu vân tay được người Trung Hoa, Nhật Bản sử dụng để xác nhận các khoản vay, các món đồ gốm từ Trước Công nguyên. Từ thời Tần (248 TCN-207 TCN), các quan chức đã biết in tay, in chân cũng như in ngón tay làm bằng chứng từ hiện trường vụ án. Sau này, khi lụa và giấy được phát minh (năm 105 bởi Thái Luân) các quan đã ấn dấu vân tay của họ vào các con dấu bằng đất sét được sử dụng trong các tài liệu.

Vào thế kỷ XIII, bác sĩ người Ba Tư – Rashid al – Din Hamadani (1247-1318) đề cập đến việc Trung Quốc xác định người thông qua dấu vân tay. Ông nhận xét: “Kinh nghiệm cho thấy rằng, không có hai cá nhân có ngón tay hoàn toàn giống nhau”.

Việc ứng dụng dấu vân tay vào trong đời sống xuất hiện nhiều ở các nước châu Á. Nhưng việc nghiên cứu vân tay, dấu vết vân tay một cách khoa học và được biên soạn thành sách thì lại thuộc về người châu Âu.

Bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về cơ sở lý luận khoa học của Sinh trắc vân tay:

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SINH TRẮC VÂN TAY

 

 

🦋 Linda Nga