Sinh trắc vân tay là bộ môn khoa học xác suất thống kê phân tích mối tương quan giữa vân tay và não bộ, thông qua đó khám phá tiềm năng não bộ của mỗi cá nhân.

Sự khác nhau giữa Sinh trắc vân tay với rất nhiều bộ môn huyền học khác là có cơ sở lý luận khoa học rõ ràng. Lịch sử nghiên cứu Sinh trắc vân tay đã có từ rất lâu đời và ngày càng khẳng định rõ giá trị của nó.

Bạn có thể xem video hoặc đọc bài viết này của Nga để hiểu rõ hơn về cơ sở khoa học của Sinh trắc vân tay nhé!

Hãy cùng điểm qua các dấu mốc thời gian gắn liền với những tác giả có công lao nghiên cứu và đóng góp vào sự phát triển của ngành Sinh trắc học dấu vân tay!

Nehemiah Grew, 1684

Ông đã đăng bài báo khoa học đầu tiên mô tả cấu trúc đường vân của da ở các ngón tay và lòng bàn tay. Ông là người công bố những bản vẽ xuất sắc và chính xác về các dấu vân tay.

Marcello Malpighi, 1686

Ông giải thích dựa trên những phác thảo về đầu ngón tay, đó như là một nghiên cứu tổng thể của da người. Ông là người đầu tiên dùng kính hiển vi quan sát vân tay và ghi chép vào biên niên sử.

Năm 1686, Tiến sĩ Malpighi đưa ra luận thuyết về các loại vân tay: xoắn, móc, vòm trong dấu vân tay.

J.C.Mayer, 1788

Ông là người đầu tiên đưa ra thuyết cơ bản về phân tích vân tay và giả thuyết dấu vân tay là duy nhất. 

Jan E. Purkyně, 1823

Năm 1823, ông phát hiện ra tuyến mồ hôi và xuất bản một luận án công nhận 9 nhóm cấu hình chính của dấu vân tay bao gồm: arch, tented arch, ulnar loop, radial loop, peacock’s eye/compound, spiral whorl, elliptical whorl, circular whorl, và double loop/composite.

 William James Herschel, 1877

Khi quan sát người Trung Quốc điểm chỉ, William James Herschel (1833-1917) đã tìm hiểu, nghiên cứu sâu và cho rằng: “Con người có thể già đi, khuôn mặt và hình dáng có thể bị thay đổi do tuổi tác và bệnh tật, nhưng đường vân trên đầu ngón tay vẫn không hề thay đổi”.

Henry Faulds và W.J Herschel 1880

Năm 1880, Tiến sĩ Henry Faulds (1843 – 1930), bác sĩ phẫu thuật tại một bệnh viện ở Tokyo, trong bài viết đăng trên tạp chí khoa học Nature đã khẳng định: “Dấu vân tay trên da người không thay đổi trong suốt đời người và có thể đây là phương tiện để nhận diện tốt hơn cả chụp ảnh”.

Henry Faulds đã đề xuất sử dụng vân tay như là phương thức độc đáo để xác định bản chất của con người. Ông đưa ra lý luận số lượng vân tay TFRC (Total Fingerpirnt Ridge Count) có thể dự đoán tương đối chính xác mối tương quan giữa dấu vân tay với gen di truyền của con người, đặc biệt là liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.

Francis Galton, 1892 

Từ ý tưởng của Henry Faulds, Francis Galton (1822-1911) tiếp tục nghiên cứu sâu về vân tay. Trong ba cuốn sách (Dấu vân tay 1892; Giải mã 1893 và Vân tay thư mục 1895) ông đưa ra các kết luận:

“Các đường vân không thay đổi trong suốt cả quãng đời người.”

“Có thể chia những đường vân ra từng loại.”

“Tỉ lệ của một “dương tính giả” (tức hai cá nhân có cùng một dấu vân tay) là khoảng 1/64 tỷ người.”

Galton đã xuất bản 15 cuốn sách cùng nhiều bài viết khác. Ông là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở các chủng loại khác nhau. Ông đã đơn giản việc phân loại vân tay và chia vân tay thành 3 loại lớn: Whorl, Unal, Arch. Đó là hệ thống phân loại đầu tiên của dấu vân tay.

Harris Hawthorne Wilder, 1897

Ông là người Mỹ đầu tiên tìm hiểu về Dermatoglyphics. Và ông đã phát minh ra chỉ số Main Line, nghiên cứu thenar hypothenar eminence, khu II, III, IV.

Harold Cummins, 1926

Tiến sĩ Harold Cummins (1893 – 1976) nghiên cứu từng khía cạnh của phân tích dấu vân tay từ nhân học di truyền và phôi thai học. Năm 1943, ông xuất bản một cuốn sách có tựa đề In Finger, Palms được mệnh danh là Kinh Thánh trong lĩnh vực Sinh trắc học dấu vân tay.

Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu Sinh trắc học dấu vân tay. Ông đưa ra lý luận chỉ số cường độ vân tay PI (Pattern Intensity). Giá trị RC, số lượng tam giác điểm, hình dạng vân tay, vị trí hình dạng vân tay ở những ngón tay khác nhau có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.

Ông nghiên cứu và chỉ ra rằng, dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ. Dấu vân tay được hình thành một cách rõ ràng ở thai nhi từ 13 đến 19 tuần tuổi. Khi thai nhi ở giai đoạn 13 tuần tuổi các tế bào thần kinh phát triển nhanh chóng, khoảng 250.000 tế bào thần kinh được sản sinh ra mỗi phút. Một lần nữa, ông chứng minh dấu vân tay hình thành song song với quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.

 Elizabeth Wilson, 1920

Bà phân tích tình trạng của dấu vân tay trong trường Đại học Columbia bằng cách sử dụng thống kê để kiểm tra sự khác biệt giữa dấu vân tay của những người tâm thần phân liệt, kém thông minh và những người bình thường.

Năm 1930, Hiệp hội nghiên cứu hình thái sinh lý học (viết tắt là SSPP: Society for the Study of Physiological Patterns) bắt đầu công trình nghiên cứu 5 chủng loại vân tay và những nét đặc trưng độc đáo của nó.

Julius Spier, 1944

Ông đã xuất bản cuốn sách với tựa đề Bàn tay của trẻ em và tiến hành phân tích về sự phát triển nhân cách tâm lý của trẻ em với sự giúp đỡ của phương pháp Dermatoglyphics.

Wilder Penfield, 1950

Nhà phẫu thuật thần kinh người Canada – Giáo sư Wilder Penfield công bố công trình “Biểu đồ mặt cắt của não bộ trong mối quan hệ với các bộ phận của cơ thể”, mô tả mối liên hệ giữa vân tay và cấu trúc não bộ.

Noel Jacquin, 1958

Ông đã nghiên cứu và phát hiện ra, mỗi vân tay sẽ tương ứng với một chủng loại tính cách đặc biệt.

Beryl Hutchinson MBE, 1967

Năm 1967, Berly Hutchinson (1891 – 1981) – Người đầu tiên phát hiện vân tay học có thể chứng minh đặc trưng tính cách bẩm sinh của mỗi người.

Sarah B. Holt, 1968

Ông viết cuốn sách với tựa đề Di truyền của Dermal Ridges xuất bản năm 1968. Ông nghiên cứu mô hình các vân tay của cả hai bàn tay và lòng bàn tay ở các dân tộc khác nhau, cả về đặc tính bẩm sinh và sự tác động của môi trường.

John J. Mulvihill, MD và David W. Smith, MD, 1969 xuất bản cuốn sách “Thiên tài qua vân tay”, cung cấp phiên bản mới nhất về sự hình thành của vân tay.

Beverly C. Jaegers, 1974

Bà nghiên cứu và đưa ra kết luận: Các ký hiệu vân tay hiển thị thể hiện đặc trưng tâm lý của con người.

Schamann và Alter, 1976

Hai người đã công bố cuốn sách viết về “Sinh trắc học dấu vân tay trong các rối loạn y tế”. Phương pháp này cũng đã được sử dụng trong nghiên cứu di truyền và chẩn đoán dị tật nhiễm sắc thể.

Liên Xô 1970s

Liên Xô sử dụng Sinh trắc học dấu vân tay trong việc lựa chọn các thí sinh cho kỳ thi Olympics.

Chen Yi Mou, 1985

Nghiên cứu Sinh trắc vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên Sinh trắc dấu vân tay được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân tay.

Rita LeviMontalciniStanley Cohen, 1986

Giải Nobel trong lĩnh vực Sinh lý học đã được trao cho tiến sĩ Rita LeviMontalcini và Stanley Cohen nhờ phát hiện ra mối quan hệ giữa hệ số NGF (sinh trưởng thần kinh hình thành não) và hệ số EGF (sinh trưởng biểu bì hình thành vân tay). Hai hệ số này chứng minh rõ nét hơn cho mối liên hệ mật thiết giữa vân tay và não bộ.

 Năm 2004, Trung tâm IBMBS (Trung tâm Sinh trắc học Xã hội và Hành vi ứng xử quốc tế) đã xuất bản hơn 7000 luận án về Sinh trắc vân tay.

Ngày nay, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan áp dụng Sinh trắc vân tay trong các lĩnh vực giáo dục với hy vọng sẽ cải thiện chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập, bằng cách xác định các phong cách học tập khác nhau. Các nhà nghiên cứu khẳng định, độ chính xác của Sinh trắc vân tay rất cao, đó là khả năng dự báo từ các đặc tính của vân tay.

Năm 2011, Sinh trắc vân tay bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và được đông đảo mọi người đón nhận. Đây được xem là một công cụ rất hữu hiệu trong việc khám phá ra tiềm năng não bộ, từ đó định hướng phát triển cho phù hợp với thế mạnh bản thân.

Sinh trắc học dấu vân tay là một ngành tổng hợp dựa trên nền tảng những ngành khoa học về di truyền học, tâm lý học, thần kinh học, phôi học và rất nhiều ngành khác có liên quan để tìm ra được mối tương quan mật thiết giữa vân tay và não bộ.

Để hiểu rõ hơn về bộ môn này, bạn có thể tìm đọc thêm sách Bí Ấn Dấu Vân Tay, quyển sách đầu tiên hệ thống hóa kiến thức Sinh trắc vân tay tại Việt Nam.

 

🦋 Linda Nga