Ví như một đứa trẻ sẽ không thể nhận ra nó là con trai hay con gái cho đến khi nó đủ lớn để nghe mẹ nó nói rằng “Con trai của mẹ”. Và nó sẽ rất vui và tự hào nói với mọi người nó là con trai dù chắc chắn nó chưa thể hiểu được tý gì về giới tính.

Chính vì thế việc giao tiếp với con cái của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Nó quyết định rất nhiều tới sự phát triển của con.

Nếu như cha mẹ thường xuyên chỉ trích con cái, thẳng thừng vạch ra những điểm yếu của chúng hết lần này đến lần khác. Hoặc thường xuyên mắng chúng “Sao con lại ngốc như vậy?” “Con chẳng làm được điều gì hay ho cả.” Thì không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng sẽ mất đi động lực để phấn đấu.

Chúng dần dần sẽ mất đi sự tự tin của chính mình và tin vào những lời mắng nhiếc của cha mẹ rằng thực sự chúng “không làm được gì”, chúng là “đồ kém cỏi”. Về lâu về dài điều này sẽ gây ra hậu quả vô cùng tai hại cho quá trình phát triển của trẻ.

Hầu như những đứa trẻ tự ti, không ý thức được điểm mạnh của mình đều là do chúng chưa được cha mẹ khen ngợi hay đề cập tới sở trường của bản thân ví dụ như:”Con thật giỏi” “Con vẽ đẹp lắm”. Ngược lại chúng thường bị chính cha mẹ mình chỉ trích “Mày là đồ đần độn” “Vô tích sự” để rồi dần dần chúng mất đi niềm tin vào bản thân mình.

Nếu như không cảm nhận được tình yêu thương, sự tin tưởng từ lời nói của cha mẹ trẻ sẽ luôn sống trong cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng. Những đứa trẻ luôn mong muốn nhận được sự tin tưởng và khen ngợi từ những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ.

Chúng sẽ trở nên tự tin hơn khi nghe được những câu nói tích cực và tràn đầy thương yêu của cha mẹ. Để minh chứng rõ ràng cho điều này mình xin kể hai ví dụ của một chị bạn:

Chị kể con chị từng học rất kém môn toán. Mỗi lần trả bài kiểm tra toán con đều bị điểm kém. Tới nỗi thầy giáo cũng phải cằn nhằn: “Em không hiểu tý gì về bài thầy giảng sao?”

Về đến nhà, chị xem bài kiểm tra của con. Chị không hề tỏ ra thất vọng cũng như cằn nhằn gì với con cả, ngược lại chị nhẹ nhàng nói:

“Con không biết làm toán nên mới đến trường học toán. Thế nên không biết làm cũng là chuyện đương nhiên thôi. Điểm thì cũng chỉ là con số. Con đừng buồn nhé. Mà trong bài con vẫn làm được phép toán nhân này đó thôi, mẹ thấy phép toán này là phép toán khó nhất trong bài rồi ấy chứ! Làm được câu này là mẹ đã cho con được 10 điểm rồi.”

Nghe mẹ nói vậy, con trai chị rất mừng. Còn hỏi lại mẹ những câu đã làm sai làm như thế nào. Dưới sự động viên, khích lệ của mẹ cậu bé dần dần có được sự tự tin với môn toán. Và cải thiện được điểm môn toán một cách rõ rệt.

Điều đó cho thấy, thay vì mắng nhiếc con vì kết quả học tập kém hay những điều con chưa làm được. Ba mẹ hãy xem trọng sự tin tưởng và ủng hộ con hết mình.

Hãy nói những câu nói mang tính khích lệ, kích thích con học tập. Như vậy, trẻ sẽ không còn có cảm giác bất an, lo sợ mà sẽ tiếp tục cố gắng để phát huy những việc mình có thể làm và khắc phụ những việc mà mình còn yếu.

Xin hãy khắc ghi trong lòng rằng: một trong những công việc của cha mẹ là khen ngợi thành công của con và khích lệ con khi con thất bại. Đừng lựa chọn những câu nói khó nghe mà đánh mất sự tự tin ở con.

Có thể nói rằng mọi đứa trẻ đều được tạo nên bởi ngôn từ của cha mẹ. Chính vì thế mà những đứa trẻ bị la mắng, sỉ nhục sẽ luôn cảm thấy nghi ngờ về chính bản thân mình, mất phương hướng và dần dần sẽ rất khó dạy bảo.

Ngược lại một đứa trẻ nếu được khen ngơi đúng lúc đúng chỗ thì sự tự tin trong chúng sẽ dần lớn lên, đó là bởi chúng cảm nhận được tình yêu từ lời nói của cha mẹ.

Ba mẹ hãy luôn dành cho con mình những câu nói động viên, cổ vũ và tràn đầy yêu thương nhé!

————————————————