Kênh tiếp thu thông tin hiệu quả
Phương pháp học tập VAK – kênh tiếp thu thông tin hiệu quả của bạn là gì?

VAK là từ viết tắt của 3 chữ Visual, Auditory, Kinesthetic – Nhìn, nghe và vận động. Đây 3 kênh tiếp thu thông tin mà mỗi người chúng ta đều có. Tuy nhiên tùy mỗi người sẽ có những kênh tiếp thu này hoạt động tốt hơn những kênh còn lại và đó là điểm để chúng ta hiểu đâu là cách học, tiếp thu thông tin và làm việc hiệu quả nhất của mình là gì.

Người châu Phi lại đa số học bằng vận động. Bắt một đứa trẻ châu Phi ngồi yên một chỗ, chỉ nhìn và nghe thôi, chắc chắn nó sẽ rất khó tập trung. Ngược lại nếu tạo điều kiện cho bé vừa học vừa chơi, học song song với thực hành thì bé sẽ tiếp thu rất nhanh. Vì bé tiếp thu thông tin bằng vận động là chủ yếu.

Đặc tính của người học bằng vận động Kinesthetic

Có hai xu hướng nhỏ hơn là: Tiếp xúc và thực hành

Những người này có khuynh hướng thích các hoạt động: Sờ, cảm giác, cầm, nắm, di chuyển và những hoạt động vẫn động khác. Họ dễ mất tập trung nếu có ít hoặc không có các kích thích bên ngoài hoặc vận động.

Những người này có thể làm một công việc mới tốt nhất khi tự tay thực hiện và học trong quá trình làm. Đây là những người thích thử nghiệm những cái mới và không bao giờ xem hướng dẫn trước.

Một vài đặc tính của người học bằng Vận động:

Thường đi lòng vòng khi nghe điện thoại hoặc khi học bài thì bạn mới tập trung.

Cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu và có thể dễ nổi cáu do nhu cầu thích nghi hoạt động và khám phá.

Việc học liên quan tới thể dục thể chất.

Thích nằm trên sàn nhà hoặc giường để nghiên cứu.

Đi thực tế mới lĩnh hội được hết kiến thức.

Thảo luận trong một nhóm nhỏ (2-3 trong một nhóm).

Thích thể thao, khiêu vũ, chạy nhảy, lặn, bơi lội.

Phiêu lưu, cạnh tranh, thách thức.

Hành động cần sự vận động nhiều của cơ bắp.

Có thể đồng thời nghe nhạc khi học.

Đặc tính của người học bằng Vận động Kinesthetic

Khuyến nghị phát triển phong cách học tập bằng Vận động

Học trong khoảng thời gian ngắn, không nên ngồi lâu một chỗ để tiếp thu việc học.

Thay đổi địa điểm mỗi khi nghỉ ngơi để giúp thả lỏng chân tay và tạo cơ hội di chuyển, vận động cơ thể khi học.

Nên tạo nhiều cơ hội thí nghiệm, chẳng hạn như các khóa học phòng thí nghiệm và phòng thu.

Tối ưu hóa học nhóm/trò chơi/ mô phỏng/.

Tham gia vào chuyến đi thực tế.

Sử dụng kỹ thuật về vận động – cử chỉ tay.

Tham gia vào các khóa học vận động cơ thể bởi vì nó được xem như là một khái niệm của đam mê.

Di chuyển vòng quanh hoặc chơi với một món đồ chơi nhỏ trong tay có thể giúp bạn giảm căng thẳng để tập trung hơn.

CHIẾN THUẬT HỌC TẬP DÀNH CHO CÁC BÉ HỌC BẰNG VẬN ĐỘNG

Học Toán 

Dạy cho trẻ phép chia khi bạn cắt một chiếc bánh và rồi yêu cầu các em gấp giấy minh họa chiếc bánh và học nhanh theo cách này.

Khi dẫn trẻ đi mua sắm bạn có thể giải thích cho bé hoa quả và rau thường được bán theo cân và cho chúng đi chọn và tự cân.

Hãy hỏi bé ước tính số quả bé chọn trọng lượng bao nhiêu và gợi ý cho trẻ tự thêm vào và bớt ra cho đủ số cân trẻ muốn mua.

Viết, chính tả 

Dùng các tiêu đề theo A,B,C để tạo ra từ, dùng các từ chính để tạo ra câu, sử dụng các câu để ghép lại đoạn văn.

Thay vì cho các cháu đọc truyện tranh bạn hãy cắt những cụm từ ra khỏi tranh cho trẻ ghép vào cho đúng trật tự và điền chữ vào cho đúng văn cảnh.

Hãy cho trẻ bút lông và bột màu và cho trẻ viết những thông điệp trên đường đi.

Học Văn 

Khi đọc sách, bạn hãy cầm sách lên, hay vừa đọc vừa chỉ vào dòng chữ tạo cho bạn thêm cảm giác.

Nếu nhà bạn có một phòng rộng thì đây là một nơi lý tưởng để đọc sách.

Đơn giản là vừa đi bạn vừa đọc và học bài.

Bạn hãy dùng các tiêu đề sách báo hay các bộ chữ có đính nam châm để dạy cách đánh vần.

Trẻ học theo kênh vận động sẽ nhớ từ khi tự tay bé làm hay vừa đọc vừa chỉ vào dòng chữ đó.

Khi đọc chuyện, bạn hãy phân vai cho các cháu đóng một vai tích cực khi đó bạn có thể ghi âm cho cháu nghe lại hay đóng lại vai với các thành viên khác trong gia đình.

Học Khoa học, xã hội 

Có thể dạy trẻ thông qua các trò chơi đánh vần, tập lên bảng làm cô giáo hoặc đưa ra những ví dụ bằng các thần tượng hoạt hình mang tính chất vận động mà trẻ thích.

Bạn có thể dùng máy tính để dạy ngôn ngữ và toán vì trẻ được dùng tay và chúng sẽ hứng thú học tập.

Bạn chỉ nên cho những bài học thật ngắn và luôn nghỉ giải lao giữa các phần.

Những bé ưa vận động này cần nghỉ và chạy nhảy.

Bạn nên cho bé nghỉ giải lao vào đúng phần bé hào hứng nhất và khi bắt đầu quay trở lại cháu lại bắt nhịp được ngay.

Qua phần trình bày trên các bạn cũng thấy việc xác định chính xác con bạn các học tập vượt trội là gì rất quan trọng. Nó sẽ là giải pháp học tập cho con bạn. Bố mẹ sẽ hiểu con mình hơn sau khi phân tích vân tay, biết các bé có tính cách như thế nào, lý giải cho bố mẹ biết về thái độ và cư xử của bé hằng ngày.

Sinh trắc vân tay sẽ đo lường chỉ số Kinesthetic, xác định bạn hay con bạn có phải là người có khả năng tiếp thụ bằng Vận động hay không? Từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp nhất để phát triển tố chất bẩm sinh.

Tham khảo sách Bí Ẩn Dấu Vân Tay để tìm hiểu thêm về bộ môn Sinh trắc vân tay bố mẹ nhé!