“Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này”. Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Nói về người Do Thái thì ai trong chúng ta cũng đều trầm trồ ngưỡng mộ và khâm phục.
Góp phần làm biến động lịch sử nhân loại thế kỉ XX, phải kể đến nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein, bộ óc của thế kỉ Sigmund Freud, họa sĩ theo trường phái lập thể Picasso, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx hay những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Warren Bufett, Micheal Dell…
Không biết là cách dạy con của người Do Thái khác biệt như thế nào mới tạo ra được những thành tích vượt trội đó? Hãy cùng Kiến Nga tìm hiểu nhé!
Trong số rất nhiều bí quyết thì có 4 điều mà các bà mẹ Do Thái đều thống nhất với nhau để nuôi dạy những đứa trẻ thành công, sáng tạo, biết cảm thông và tự lập.
1. Học làm cha mẹ trước khi dạy con
Cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con “tình yêu đống lửa” – tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu “tình yêu tử cung” như phần lớn các bà mẹ Việt.
Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Có hai loại tình yêu: “Tình yêu dòng nước mát” và “Tình yêu dòng máu đào”. Người Israel quan niệm “tình yêu nước mát” chỉ giải cơn khát nhất thời. Còn “tình yêu dòng máu đào” là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
Để có được “tình yêu dòng máu đào” ấy, mọi phụ huynh Do Thái đều ý thức việc hoàn thiện bản thân để làm gương cho con cái. Họ ý thức được hành trình trưởng thành của con và luôn nỗ lực học làm cha mẹ tốt nhất trong khả năng của mình.
Người Do Thái phải học cách làm cha mẹ trước khi có con. Trong lịch sử, các nhà hiền triết người Do Thái đã phát triển hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ và gia đình và bất kỳ người Do Thái nào cũng phải học.
Người con gái hoặc con trai sau khi kết hôn được dạy rằng giờ đây không còn sống cho chính mình mà phải gánh vác trách nhiệm làm cha, làm mẹ và sống vì người thân, gia đình.
Việc học cách làm cha mẹ rất quan trọng trong văn hóa người Do Thái. Họ tin rằng nếu cá nhân coi việc làm cha mẹ là gánh nặng, là điều khó khăn thì sẽ không bao giờ thành công trong việc nuôi dạy con.
Một điều rất thú vị là đàn ông Do Thái vô cùng tích cực tham gia giáo dục con từ bé không kém các bà mẹ. Họ địu con ra phố, chăm sóc thay bỉm cho con vô cùng thuần thục và điêu luyện nhờ vào những khóa học làm bố mẹ rất phổ biến tại đây.
Người Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con.
Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
2. Dạy con rèn luyện chỉ số vượt khó từ bé
Trong khi các ông bố bà mẹ Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung thường rất quan trọng về các chỉ số IQ hay điểm số tại trường lớp thì các bậc phụ huynh Do Thái lại quan tâm đến việc làm sao để dạy con vượt khó.
AQ là chỉ số đánh giá về việc bạn sẽ đối diện với khó khăn, thay đổi cục diện và vượt qua mọi khó khăn như thế nào. Chỉ số này cũng sẽ nói lên sự sáng tạo, mức độ hạnh phúc, lạc quan của trẻ đến mức nào.
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công.
Con của bạn có thể là một đứa trẻ cực kì thông minh, rất giỏi giao tiếp nhưng nếu gặp khó khăn thì lại dễ dàng chùn bước và bỏ cuộc, đây chắc chắn không phải là điều mà người Do Thái muốn giáo dục con mình. Người Do Thái tin rằng nghịch cảnh sẽ là yếu tố giúp một con người vươn lên và bứt phá, không gì rèn luyện một con người tốt hơn nghịch cảnh.
Nếu con ngã, họ sẽ phân tích cho lý do vì sao con bị ngã chứ không đổ lỗi cho những yếu tố khác. Nhìn nhận đúng đắn vấn đề, đối mặt và tìm ra cách giải quyết là những gì các bậc phụ huynh Do Thái khuyến khích con trẻ.
Họ sẽ không ngại đặt ra những khó khăn ở mức vừa phải cho con để trẻ trải nghiệm và rèn luyện khả năng vượt khó của mình.
Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt. Nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình.
Người Do Thái dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông hường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân. Đó là một trong những cách bố mẹ rèn luyện khả năng vượt khó cho con.
Bố mẹ có thể tìm hiểu về chỉ số vượt khó AQ bẩm sinh của con mình qua dịch vụ sinh trắc vân tay tại Humano.
https://lindanga.com/chi-so-thong-minh-vuot-kho-aq/
3. Dạy con đọc sách từ bé
Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”. Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản.
Sách đối với người Do Thái là một tài sản quý giá và sách luôn để ở tủ đầu giường. Họ luôn dạy con trân trọng sách và đọc sách từ khi rất nhỏ.
Người Do Thái có lễ nghi “hôn sách ngọt” cực kì độc đáo khiến thế giới phải ngạc nhiên. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với những cuốn sách thì họ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào cuốn sách và cho trẻ hôn lên cuốn sách.
Vị ngọt ngào từ sách là điều mà các bậc phụ huynh muốn con mình ghi nhớ từ khoảnh khắc đầu tiên “sách vô cùng ngọt ngào, nếu con trân trọng sách thì sách cũng sẽ cho con những tri thức ngọt ngào”.
Tích lũy kho tàng kiến thức từ những cuốn sách từ bé, không ngạc nhiên người Do Thái chiếm lĩnh tỉ lệ phần trăm các nhà khoa học đạt giải Nobel hàng đầu thế giới.
4. Không ra lệnh, chỉ gợi ý cho con
Đây là một cách dạy con của người Do Thái vô cùng điển hình, họ quan niệm rằng bố mẹ sẽ không phải là những tay độc tài chỉ biết ra lệnh và bắt con làm theo ý muốn của mình. Bố mẹ tốt sẽ là những người quân sư đưa ra những gợi ý cho con và cho con tự quyết định theo mong muốn của mình.
Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi.
Bố mẹ cũng sẽ không bao giờ giám sát con liên tục, không xuất hiện mọi lúc mọi nơi bên con mà sẽ để trẻ tự do trong khuôn khổ an toàn của riêng mình.
Hiển nhiên đây là một cách giáo dục sẽ có hai mặt, với những nhận định non nớt của trẻ thì chắc chắn chúng sẽ thường xuyên gặp thất bại và những lựa chọn sai lầm. Các bậc phụ huynh Do Thái cũng vô cùng cởi mở với những sai lầm này và giúp đỡ con để bước tiếp.
Nếu con bị điểm thấp ở trường lớp, họ sẽ không chê bai con mà sẽ cùng con tìm ra vấn đề và giải quyết nó. Người Do Thái tin rằng trường học không phải là nơi duy nhất để con có thể học tập và hoàn thiện bản thân.
Con người vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện trong xã hội, sau khi ra trường, khi đi làm và trong suốt hành trình cuộc đời.
Lời kết:
Dạy con luôn là một quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian và tìm tòi. Bên cạnh những phương pháp nổi tiếng như của Nhật Bản hay Mỹ thì cách dạy con của người Do Thái cũng là một phương pháp bạn nên cân nhắc để nuôi dạy con trẻ thành những đứa trẻ bản lĩnh, giàu cảm xúc, trí tuệ và sáng tạo.
Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình nuôi dạy con em mình.
————————————————