Hiện nay, phụ huynh ngày càng có tư duy mở hơn trong việc đầu tư cho con học các bộ môn năng khiếu, và âm nhạc luôn là một lựa chọn được nhiều bố mẹ quan tâm. Thông qua việc phát triển âm nhạc não bộ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có năng khiếu và nhiều trẻ không có hứng thú với lĩnh vực này. Bố mẹ cần quan sát và cảm nhận con, hỏi con trước khi đưa con đến các lớp năng khiếu về âm nhạc để có hiệu quả tốt nhất.
Bố mẹ có thể tham khảo làm sinh trắc vân tay cho con để xem con mình có tố chất hay không. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về các yếu tố cần thiết để cấu thành nên một cá nhân có tố chất âm nhạc dưới góc độ phân tích tiềm năng bẩm sinh.
Như các bạn đã biết, dấu vân tay của chúng ta có mối liên hệ mật thiết với các chức năng tương ứng của não bộ. Thông qua dấu vân tay chúng ta có thể biết được mật độ phân bổ nơ-ron thần kinh trên các vùng não, từ đó dự đoán được đâu là vùng tiềm năng, đâu là vùng yếu kém.
Không phải trẻ em nào sinh ra cũng giống nhau, có bé lợi thế về vận động sẽ luôn thích chạy nhảy, có bé lợi thế về tư duy sẽ luôn thích phân tích và đặt câu hỏi,…Mỗi đứa trẻ là một phiên bản không ai giống ai, cần có môi trường riêng phù hợp để phát triển tốt nhất.
Trẻ có năng khiếu âm nhạc hay không sẽ được phản ánh qua các chỉ số sau đây trong bản kết quả phân tích Sinh trắc vân tay tại Humano:
Chỉ số CẢM ÂM liên quan tới chức năng cảm nhận âm thanh, âm nhạc và cảm xúc của trẻ.
Cảm âm cao thể hiện trẻ có năng khiếu về cảm nhận, cảm thụ âm nhạc, trẻ rất thích nghe nhạc và thính lực của trẻ rất tốt. Cảm nhận giai điệu âm nhạc là một lợi thế dành cho những người có năng lực cảm âm.
Sự nhạy cảm với âm thanh được thể hiện rất sớm từ trong chính đời sống của trẻ. Trong một số trường hợp dưới 6 tháng tuổi, trẻ rất hay bị giật mình khi ngủ hoặc dễ bị thức giấc khi có tiếng ồn hay tiếng động.
Trẻ có tai thính thường rất nhạy với âm thanh, với lời nói của cha mẹ, ông bà, trẻ hay “ưa nói ngọt”, do vậy cha mẹ nên động viên, khen ngợi trẻ nhiều hơn là mắng mỏ, chê bai.
Chúng ta nên khuyến khích cho trẻ nghe nhạc từ nhỏ, ngay cả khi trong bụng mẹ để kích thích khả năng cảm thụ âm nhạc này của trẻ. Thai nhi 7 tháng tuổi đã hoàn thiện về thính giác, bố mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc trong giai đoạn này.
Chỉ số VẬN ĐỘNG TINH liên quan tới chức năng kiểm soát vận động tinh xảo của cơ thể.
Cụ thể trong trường hợp này là cơ bàn tay, cơ ngón tay của trẻ…. Vận động tinh cao chứng tỏ về bẩm sinh, trẻ rất khéo tay, khả năng điều khiển, kiểm soát rất tốt các cử động của từng ngón tay, của bàn tay và cánh tay.
Kết hợp cùng với khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, trẻ thường tiến bộ rất nhanh trong quá trình học đàn, chơi nhạc và thậm chí có thể tự mò mẫm cách chơi nhạc cụ từ khi còn nhỏ.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thực hành các kỹ năng vận động tinh xảo từ nhỏ như: học cầm thìa xúc cơm, dùng đũa gắp thức ăn, nặn đất, tô màu, xếp hình,… và có thể cho học đàn từ nhỏ.
Chỉ số VẬN ĐỘNG THÔ liên quan đến chức năng vận động thô, sự uyển chuyển của toàn bộ cơ thể.
Vận động thô cao trẻ sẽ có nhu cầu di chuyển, chạy nhảy và thường rất hiếu động. Nếu trẻ có khả năng cảm âm tốt, thêm vận động thô nữa thì bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như nhảy múa, thả hồn âm nhạc qua ngôn ngữ hình thể. Sự hòa quyện giữa giai điệu và cơ thể tạo nên sự thăng hoa trong âm nhạc.
Chỉ số LOGIC liên quan đến chức năng phân tích, nhìn nhận bản chất, giải quyết vấn đề, điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng nhìn ra quy luật của âm thanh và sẽ học nhanh hơn rất nhiều.
Âm nhạc, ẩn sâu đó là toán học, người nào hiểu sâu sắc quy luật của các giai điệu thì sẽ dễ dàng đi xa hơn. Cảm là một phần rất quan trọng khi đến với các bộ môn nghệ thuật nhưng cân bằng hai não trái và phải sẽ tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Khi có các chỉ số bẩm sinh trên cao thì sẽ có xu hướng nhạy bén về âm nhạc. Cha mẹ hoàn toàn nên tạo môi trường để phát triển năng khiếu này cho trẻ từ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn vàng 0-6 tuổi.
Tuy nhiên, có một số trẻ có chỉ số cảm thụ âm thanh cao, nhưng chỉ số kiểm soát vận động tinh xảo về mặt bẩm sinh không tốt thường thiếu tính kiên trì, kiên nhẫn khi tập đàn.
Do về bẩm sinh, trẻ không kiểm soát tốt các vận động tinh xảo của cơ thể dẫn tới tính vụng về, không khéo tay, không đủ kiên trì kiên nhẫn để thực hiện những thao tác tỉ mẩn, tinh xảo trong một thời gian liên tục. Trẻ thường dễ có biểu hiện nản chí hay dễ cáu.
Trong trường hợp này, cha mẹ cần rất kiên nhẫn, bình tĩnh và động viên khuyến khích trẻ thực hành liên tục để cải thiện sự khéo léo của các cơ ngón tay, bàn tay. Việc đặt mục tiêu trẻ phải chơi đàn hay trong trường hợp này là hoàn toàn không nên, dễ tạo áp lực cho cả cha mẹ, giáo viên và chính bản thân trẻ.
Bên cạnh đó, chỉ số thông minh âm nhạc (Music Intelligence) trong Lý thuyết Đa trí thông minh của Giáo sư Howard Gardner – Đại học Harvard – cũng phản ánh khả năng cảm thụ, tư duy với âm thanh và sáng tác âm nhạc của mỗi người.
Thông minh về âm nhạc bao gồm các kỹ năng biểu diễn, sáng tác, và cảm nhận về âm nhạc.
Theo Howard Gardner, trí thông minh âm nhạc song song với trí thông minh về ngôn ngữ, trí thông minh về âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có thể hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan.
Ngoài ra, khi ở nhà bố mẹ có thể quan sát thêm con trẻ và xem có có những đặc điểm của một người có tố chất âm nhạc hay không.
Đặc điểm của những người có trí thông minh âm nhạc cao
- Có giọng hát cuốn hút
- Dễ dàng nhận ra những nốt nhạc lạc điệu trong một ban nhạc
- Dễ dàng nhận biết ra được các loại nhạc cụ đang chơi trong một dàn nhạc giao hưởng
- Thích tìm hiểu về âm nhạc, và có một vốn kiến thức rất phong phú về các thể loại âm nhạc
- Thích ca hát và thường xuyên thể hiện ở các buổi gặp mặt bạn bè
- Có thể chơi một vài loại nhạc cụ
- Có thể sáng tác một đoạn nhạc và chơi với một dụng cụ âm nhạc
- Cảm thấy phấn khích khi nghe dòng nhạc mình ưa thích
- Nghe và phân biệt được các dòng nhạc khác nhau và nhớ tên những người nổi bật trong dòng nhạc đó
- Làm việc, học tập hiệu quả hơn khi có âm nhạc
- Thích hát một mình khi đi dạo và cảm thấy hứng khởi khi không gian xung quanh tràn ngập âm nhạc
- Dễ dàng chơi lại một đoạn nhạc khi nghe qua một vài lần
- Thấy vang vọng trong đầu một đoạn nhạc mình ưa thích mỗi khi đi dạo
- Trong khi làm việc bạn thường dùng các dụng cụ đơn giản để gõ và tạo nhịp
- Bất cứ khi nào ngồi xuống bên máy tính, trở về nhà việc đầu tiên là bật đĩa nhạc mình ưa thích
Do vậy, bố mẹ có thể căn cứ trên kết quả phân tích vân tay cũng như những cảm nhận của chính mình về từng khả năng của trẻ trong quá trình nuôi dạy, quan sát con hàng ngày để đánh giá về năng khiếu âm nhạc bẩm sinh của trẻ, tạo môi trường phù hợp ngay từ những ngày đầu để phát triển khả năng cảm thụ và biểu diễn âm nhạc.
Mỗi đứa trẻ sinh ra là một món quà do tạo hóa ban tặng. Chúc các bậc cha mẹ luôn thấu hiểu đứa con thân yêu của mình, không quên phát hiện và bồi dưỡng kịp thời năng khiếu của trẻ, để con tự tin phát triển tài năng và thành công trong cuộc sống.
Để tìm hiểu thêm thông tin về bài phân tích vân tay bố mẹ có thể liên hệ trung tâm Sinh trắc vân tay Humano để trải nghiệm nhé!
——————————————————-
SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY HUMANO
Website: Humano.vn
Hotline: 19009421
Email: [email protected]
Tham khảo chuyên môn tại: Lindanga.com