Tiềm năng của trẻ giai đoạn 0-6 tuổi

Ngày nay, nhờ các nghiên cứu khoa học, chúng ta biết rằng trẻ sau khi thụ thai được 2 tháng, não bộ đã chiếm 1 nửa chiều cao cơ thể. Trẻ mới sinh ra đầu & chu vi não có độ rộng bằng nhau. Khoảng 9 tháng sau khi chào đời, tỉ trọng của não bộ tăng gấp 2 lần so với sơ sinh.

Đến 3 tuổi tăng gấp 3 lần và tới 5-6 tuổi quá trình phát triển của não bộ về cơ bản đã đến mức hoàn thiện, gần bằng với não người trưởng thành. Còn các cơ quan khác trong cơ thể thường phải trải qua khoảng thời gian sinh trưởng kéo dài 15 năm mới có thể đạt đến độ phát triển đó.

Ngày nay, nhờ các nghiên cứu khoa học, chúng ta biết rằng trẻ sau khi thụ thai được 2 tháng, não bộ đã chiếm 1 nửa chiều cao cơ thể; trẻ mới sinh ra đầu & chu vi não có độ rộng bằng nhau

Cấu trúc não người có tới 100 tỉ tế bào thần kinh, trong đó tế bào ở lớp vỏ đại não chiếm tới 14 tỉ. Khi trẻ sơ sinh ra đời, mặc dù số lượng tế bào não đã tương đối đầy đủ, nhưng kích thước các tế bào não còn nhỏ. Các sợi nhánh và sợi trục thần kinh vẫn chưa phát triển nhiều, chưa có thông tin truyền qua giữa các tế bào não, mỗi tế bào não đứng riêng rẽ độc lập.

Chỉ sau khi được tiến hành giáo dục sớm một cách phong phú đa dạng, chịu sự kích thích thông tin từ thế giới bên ngoài, tế bào não mới có thể phát triển một cách bình thường, các khớp nối và các sợi thần kinh nhánh bắt đầu phát triển, dần dần chúng liên thông với nhau hình thành các con đường truyền tải thông tin, vì vậy hoạt động tâm sinh lý cũng ngày càng trở nên phong phú đa dạng hơn.

Các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não. Trong đó: từ 0-2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải – đây là giai đoạn thần đồng; 3-4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái; từ 6 tuổi là thời kỳ của não trái.

Các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não

Theo quan niệm cũ, sự phát triển của não giống như hình tam giác, mà đỉnh là giai đoạn 0-2 tuổi.

Còn theo thuyết phát triển trí lực của Giáo sư Makoto Shichida thì sự thăng tiến này giống như hình tam giác cân, 0-2 tuổi (phía đáy của tam giác) là thời kỳ phát triển nhanh nhất, thời kỳ con người có thể học được nhiều nhất, là thời kỳ thiên tài, thần đồng trong học tập.

Đến 8 tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa, và sau đó con người chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức.

Với “Quy luật xén tỉa” của bộ não, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng não người hoạt động trên nguyên tắc “sử dụng nó hay mất nó”; não chỉ giữ lại những kết nối và các con đường thường xuyên được kích hoạt; các kết nối khác không luôn sử dụng sẽ bị xén tỉa, để não hoạt động hiệu quả hơn.

Với “Học thuyết tăng giảm”, tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần, nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng có được của con người được phát huy càng ít.

Ngoài ra, sự phát triển của não không theo đường thẳng tuyến tính mà có những thời điểm quan trọng – thời kỳ nhạy cảm, thời kỳ phát triển nhất, đó là thời kỳ “cửa sổ của các cơ hội học” tốt nhất, để chuẩn bị cho những bước phát triển thăng hoa về sau. Sơ đồ dưới đây cho thấy rằng:

Thời kỳ tốt nhất để phát triển vận động thô là từ trước khi sinh đến 6 tuổi.

Thời kỳ tốt nhất để phát triển về mặt tình cảm-xã hội là trước 2 tuổi.

Thời kỳ tốt nhất để phát triển tiếng nói là từ sơ sinh đến trước 3 tuổi.

Đồng thời trước 6 tuổi cũng là thời kỳ tốt nhất để học ngoại ngữ.

Thời kỳ tốt nhất để học đếm là trước 4 tuổi.

Thời kỳ tốt nhất để học cảm thụ âm nhạc và học một nhạc cụ cũng là trước 6 tuổi.

Nghiên cứu về trí lực đã chỉ ra 6 khả năng tuyệt vời của não trẻ 0-3 tuổi:

1) Khả năng trực giác,
2) Khả năng ghi nhớ chụp ảnh,
3) Khả năng tính toán, lập trình như máy tính,
4) Khả năng âm nhạc hoàn hảo,
5) Khả năng lĩnh hội nhiều ngôn ngữ,
6) Khả năng gắn kết hình ảnh.

Người ta thấy rằng Trực giác là sức mạnh vô thức, là yếu tố tích cực của sáng tạo, góp phần tạo nên các thiên tài lãnh đạo, thiên tài khoa học, thần đồng âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc, tâm linh, ngoại cảm. Phương pháp tiếp cận tri thức bằng khả năng trực giác – tiếp nhận tri thức từ vô thức, không qua sự học hỏi thông thường. Đó là tính ưu việt, là sức mạnh của bộ não trẻ nhỏ.

Vai trò của Giáo dục sớm

Giáo dục sớm là giáo dục khai mở và phát triển tiềm năng của con người trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, đặc biệt từ 0-3 tuổi. Đây là quá trình giáo dục kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kỳ sinh trưởng của não.

Não bộ của con người là một loại vật chất đặc thù, nó vừa là nơi có máu, có thịt, song cũng là cơ quan điều khiển hệ thống thần kinh. Vì thế sự sinh trưởng phát triển của não cần có sự góp mặt của hai loại dinh dưỡng.

Một là dinh dưỡng thông qua thực phẩm, cần phải có chế độ ăn hợp lý, khoa học và toàn diện với đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Hai là dinh dưỡng về mặt tinh thần, tức sự sinh trưởng của não bộ trong giai đoạn từ 0 đến trước 6 tuổi cần phải được tiếp nhận các kích thích tốt từ bên ngoài để có thể hoạt động tốt.

Giáo dục sớm là quá trình giáo dục nhằm mục đích khai thác tiềm năng to lớn của con người. Giới tâm lý học trên thế giới công nhận rằng với những người bình thường, khả năng trí tuệ tiềm ẩn mới chỉ được khai thác từ 3-10%, chủ yếu trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Giáo dục sớm là quá trình giáo dục được tiến hành trong giai đoạn trí tuệ con người phát triển nhất (thời kỳ mẫn cảm) nên nó mang lại những ảnh hưởng sâu sắc nhất. Đồng thời, giáo dục sớm chính là quá trình bồi dưỡng nên nền tảng nhân cách của mỗi người.

Giáo dục sớm là một bước đột phá của khoa học giáo dục hiện đại, tập trung trong giai đoạn vàng từ 0 (thai nhi) đến 6 tuổi, thời kỳ phát triển nhanh nhất của não bộ.

Nghiên cứu về giáo dục trẻ từ sớm đã khẳng định: Cung cấp những trải nghiệm phong phú kích hoạt não trẻ ngay từ sơ sinh và trong lứa tuổi mầm non sẽ hình thành nên hàng tỉ các kết nối và mạng lưới thần kinh dày đặc trên bộ não trẻ, giúp trẻ đạt được những tiềm năng trí lực tối đa cho cả cuộc đời.

Nhà giáo dục Nhật Bản Makoto Shichida từng nói: “Không nên đợi đến lúc não phát triển mới sử dụng nó, mà phải thúc đẩy não phát triển ngay trong quá trình sử dụng nó. Giáo dục sớm chính là giáo dục nhằm thúc đẩy chức năng hai bên bán cầu não phải và não trái phát triển một cách tối ưu”.

Hiện nay với phương pháp Sinh trắc học dấu vân tay phụ huynh sẽ khám phá tố chất bẩm sinh của trẻ, để từ đó thấu hiểu con hơn, trò chuyện cùng con, chơi với con, hỗ trợ con phát triển não bộ sớm nhất có thể. Sinh trắc vân tay Humano, thương hiệu sinh trắc vân tay uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

sách bí ẩn dấu vân tay

————————————————