1. Quan điểm tham vấn
Theo UNICEF: “Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện. Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ”.
1.1. Tham vấn là một “Tiến trình” có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Đó là một tiến trình hướng tới kiến thức và hướng đến đạo lý làm người (mở ra các tiềm năng của con người) và đòi hỏi một sự lớn lên (trưởng thành) không chỉ ở các thân chủ mà cả ở nhà tham vấn.
1.2. Tham vấn là một sự “Tương tác” (chia sẻ – giúp đỡ). Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chủ phải nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản thân của mình.
1.3. Tham vấn là một quá trình “Tìm tiềm năng”: Tham vấn phải luôn coi thân chủ là người có đầy sức mạnh và có vai trò khơi gợi được mặt mạnh, những cái ẩn trong vô thức của thân chủ. Để làm được điều đó, nhà tham vấn phải chấp nhận thân chủ, chấp nhận cảm xúc mà họ đang có ngay bây giờ. Và tại tây, phải động viên khuyến khích thân chủ, thậm chí thỉnh thoảng phải phân định rõ tiềm năng của thân chủ để giúp họ tin vào bản thân.
Bởi một khi thân chủ tự tìm đến người tham vấn để giúp đỡ chia sẻ thì chính bản thân họ đã có tiềm năng, tự bản thân họ đã biết họ đang có vấn đề và mong muốn được giúp đỡ giải quyết vấn đề của mình.
1.4. Tham vấn là tôn trọng quyền “Tự quyết” của thân chủ: Có nghĩa là trong quá trình tham vấn, người tham vấn phải để cho thân chủ tự giải quyết vấn đề (tự chịu trách nhiệm) với vấn đề của họ. Nhà tham vấn chỉ soi sáng giúp đỡ về mặt thông tin không đưa ra lời khuyên, cách thức giải quyết vấn đề cho thân chủ. Tham vấn là một quá trình giúp đỡ mà nhà tham vấn không làm hộ hoặc chỉ bảo.
Tự quyết đòi hỏi thân chủ phải biết đến hành động hiện tại, những vấn đề hiện nay và ngay bây giờ của mình. Quá trình tự quyết giúp thân chủ mạnh dần lên, dám nghĩ, dám làm, dám đối đầu với thực tế của mình. Tham vấn là “Tạo ra những triển mọng và khả năng mới cho thân chủ để họ thay đổi cuộc sống của mình”. Nhà tham vấn lỗi lạc Carl Rogers đã đưa ra triết lý của tham vấn là “giúp thân chủ tự giúp mình giải quyết vấn đề”.
Như vậy, ta có thể thấy tham vấn tức là thân chủ tự giúp chính mình tự giải quyết vấn đề của mình. Vấn đề của thân chủ không phải được thực hiện bằng sự bày vẽ, chỉ bảo của nhà tham vấn mà trong quá trình tham vấn (thông qua những thông tin từ thân chủ). Nhà tham vấn phải khơi gợi được ở thân chủ những yếu tố nội sinh tự lực để họ tự chịu trách nhiệm về vấn đề của họ và cả cuộc sống sau này của họ.
Tham vấn thành công khi thân chủ cảm thấy đủ mạnh để đối đầu với những vấn đề của họ mà không cần đến sự trợ giúp của nhà tham vấn hay lệ thuộc vào những người xung quanh.
2. Quan điểm tư vấn
Bình thường khi gặp vấn đề, chúng ta luôn có thể tìm đến những người bạn mà chúng ta thấy quý mến họ hoặc chúng ta tìm thấy sự vui vẻ trong những mối quan hệ đó để chia sẻ. Khi nói chuyện với bạn bè chúng ta có thể nói về một chủ đề vặt vãnh nào đó hoặc có thể chuyển sang đề tài không mấy thú vị.
Đôi khi cuộc nói chuyện đó xoay quanh nhu cầu của chính người tham gia nói chuyện cùng chúng ta, đặc biệt họ có thể áp đặt cho chúng ta phải làm thế này thế kia. Nhưng với tư vấn họ phải luôn luôn tôn trọng ranh giới chuyên môn giữa khách hàng và nhà tư vấn, đảm bảo tính khách quan chuyên nghiệp.
Nhà tư vấn phải đặt các nhu cầu của mình sang một bên và tôn trọng tối đa các nhu cầu của khách hàng, họ tập trung tối đa để xoay quanh vấn đề của khách hàng. Đó là một quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó một người dành thời gian, sự quan tâm, và sử dụng các kỹ năng của họ một cách rõ ràng và có mục đích.
Từ đó giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai những giải pháp khả thi trong giới hạn cho phép, sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái nhất sau cuộc nói chuyện mà nhà tư vấn không hề áp đặt những gì họ cho là tốt cho thân chủ.
Như vậy, tư vấn là một tiến trình tương tác giữa chuyên gia tư vấn và khách hàng, trong đó chuyên gia tư vấn là người giúp khách hàng nhìn rõ vấn đề, khám phá ra tiềm năng của bản thân và đi đến tự giải quyết vấn đề của mình.
Sau khi được tư vấn khách hàng sẽ:
– Có cách nhìn tổng quan đối với vấn đề;
– Nhận ra các giá trị của bản thân và những nguồn lực sẵn có;
– Trở nên mạnh mẽ và tự tin để tự quyết định và giải quyết vấn đề
Quá trình tư vấn tâm lý gồm những bước nào?
Để đạt được những mục đích trên, Humano áp dụng quy trình 6 bước trong tiến trình tư vấn cho khách hàng. Quy trình này đã được biên soạn trong nhiều tài liệu quốc tế như tài liệu của UNICEF hay MOLISA…
– Bước 1: Xây dựng một mối quan hệ tin tưởng giữa nhà tư vấn và khách hàng.
– Bước 2: Khai thác thông tin, lắng nghe và xác định vấn đề, nhu cầu khách hàng
– Bước 3: Cho khách hàng thấy được mình có tiềm năng để giải quyết vấn đề
– Bước 4: Cùng khách hàng đưa ra các giải pháp cho vấn đề thực tại
– Bước 5: Đo lường khả năng thực hiện và mức độ khả thi
– Bước 6: Kết thúc, tổng kết lại vấn đề
Yếu tố nào góp phần tạo nên ca tư vấn thành công?
– Chuyên gia tư vấn và khách hàng xây dựng được mối quan hệ tốt, tin tưởng lẫn nhau
– Khách hàng chia sẻ trung thực về trường hợp của mình
– Khách hợp tác và nghiêm túc trong việc tự tìm kiếm tiềm năng của mình, loại bỏ tư tưởng ỷ lại vào chuyên gia tư vấn
– Khách hàng nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch và chia sẻ kết quả với chuyên gia tư vấn
– Khách hàng cam kết giữ liên lạc để ca tư vấn đi đủ quy trình 6 bước
Tại sao nên tư vấn tâm lý?
– Bạn sẽ được giải tỏa những căng thẳng, lo lắng trong đời sống tâm lý
– Bạn sẽ nhìn rõ hơn những khó khăn bạn đang gặp phải
– Bạn sẽ tự tìm ra những tiềm năng sẵn có trong bạn• Bạn sẽ tìm lại được những giá trị của bản thân mình
– Bạn có đủ sức mạnh để đương đầu với những thách thức của cuộc sống
– Bạn sẽ chọn được con đường phù hợp nhất cho vấn đề của mình
– Bạn sẽ tìm được nơi để được lắng nghe và chia sẻ về những tâm sự của bạn
Tư vấn tâm lý trong những trường hợp nào?
– Khi bạn đang bị tổn thương vì chồng hay vợ bạn ngoại tình
– Khi bạn đang đau đầu vì nhiều vấn đề mâu thuẫn trong cuộc sống, công sở
– Khi tình yêu của bạn trở nên phức tạp và có nguy cơ tan vỡ
– Khi bạn hay những người thân của bạn là những người đồng tính và bạn không biết nên làm gì
– Khi bạn có những điều thầm kín về vấn đề tâm sinh lý cần thắc mắc
– Khi bạn hay người thân của bạn trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình và không biết kêu cứu ở đâu
– Khi bạn muốn thoát khỏi những căng thẳng bởi áp lực của cuộc sống, và công việc
3. Phân biệt tham vấn và tư vấn/cố vấn
Theo chuyên gia tham vấn – trị liệu tâm lý, Th.s Nguyễn Thiện Hoàng: Ở Việt Nam vẫn có sự nhầm lẫn về định nghĩa tham vấn và thuật ngữ thích hợp nên sử dụng để định danh nghề tham vấn. Thuật ngữ “Tư vấn” hay “Cố vấn” trong tiếng Việt được sử dụng rộng rãi với nghĩa tham vấn, hiểu theo nghĩa đen là “consultant” người cung cấp sự hỗ trợ cho thân chủ (giống như trong hợp đồng kinh tế).
Thuật ngữ “tham vấn” được sử dụng phổ biến hơn ở miền Nam, ngụ ý rằng yếu tố tâm lý giúp ích cho việc tăng cường khả năng cho thân chủ. Do đó thuật ngữ “tham vấn” tương đối phù hợp nhằm mô tả quá trình hỗ trợ của tham vấn vì nó biểu đạt chính xác hơn các kỷ năng, kiến thức và chuyên môn mà công việc đòi hỏi.
Nhà tham vấn thường bị hiểu nhầm như một người đưa ra những lời khuyên hoặc các gợi ý cho thân chủ để giải quyết các vấn đề của họ (giống như nhà cố vấn). Nhưng những cuộc giao tiếp theo kiểu cố vấn này hàm chứa một mối quan hệ “phụ thuộc” trong đó một “chuyên gia” “đầy hiểu biết” và “năng lực” sẽ cung cấp “cách giải quyết” vấn đề cho người kia giống như một bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Việc đưa ra lời khuyên chuyển tải đến thân chủ một bức thông điệp rằng: “Tôi hiểu vấn đề của anh/chị và xử lý nó tốt hơn anh/chị. Anh/chị không thể tự giải quyết vấn đề của mình”. Nói thân chủ “nên” làm gì không chỉ làm họ chán nản mà còn thể hiện sự tôn trọng khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ.
SO SÁNH THAM VẤN VÀ TƯ VẤN/ CỐ VẤN
THAM VẤN |
TƯ VẤN/ CỐ VẤN |
Là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một hoặc một vài người đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với khó khăn hoặc thách thức trong cuộc sống. Tham vấn khác nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham vấn nhằm vào người nhận tham vấn. | Là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó. |
Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan điểm khác nhau | Nhà cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ |
Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn, nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin với thân chủ và thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không phán xét. | Mối quan hệ giữa nhà cố vấn và thân chủ không quyết định kết quả cố vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần cố vấn |
Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục (bởi vì những vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoản thời gian, do đó cũng cần có thời gian để giải quyết chúng) | Quá trình cố vấn chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn. Kết quả cố vấn không lâu bền; vấn đề sẽ lập lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết. |
Nhà tham vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt nhất của thân chủ; vai trò của nhà tham vấn chỉ là để “lái” cho các thân chủ đến những hướng lành mạnh nhất | Nhà cố vấn nói với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng của thân chủ |
Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người. Họ có các kỹ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ | Nhà cố vấn có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó ( chẳng hạn quản lý tài chính) |
Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận ra và sử dụng những khả năng và thế mạnh riêng của họ | Tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của cố vấn |
Nhà tham vấn phải thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ | Nhà cố vấn đưa ra những lời khuyên, họ không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận thân chủ |
Thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện: Nhà tham vấn lắng nghe, phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi | Sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên |
Với một người làm nghề sinh trắc vân tay cần hiểu rõ quan điểm tham vấn, tư vấn để ứng dụng cho phù hợp với từng hoàn cảnh của khách hàng. Tùy vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng mà sử dụng kỹ năng phù hợp để giúp khách hàng giải tỏa vấn đề của mình.
Với những ai làm trong lĩnh vực tâm lý thì đây là những thuật ngữ rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong công việc.
——————————————————–
Sinh trắc vân tay Humano
Hotline: 19009421
Website: Humano.vn