Những giá trị có được và mất đi thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống. Chứ không phải thông qua lý luận hoặc cảm xúc hoặc thậm chí niềm tin.
Những năm vừa qua, tôi đã nảy ra ý tưởng cho một bài viết châm biếm về chủ đề tự lực có tựa đề, “Những bí mật cho năng suất làm việc phi thường của Adolf Hitler.”
Bài viết này sẽ đề cập đến mọi vấn đề tự lực phổ biến như các mục tiêu, sự mường tượng, những thói quen vào buổi sáng, ngoại trừ việc thể hiện thông qua khai thác câu chuyện của Adolf Hitler.
“Hitler bắt đầu một ngày vào lúc 5 giờ sáng với một bài tập yoga nhanh và năm phút viết nhật ký, ông ta có thể chú tâm vào những mục tiêu đầy tham vọng của mình.”
“Hitler đã khám phá ra mục đích sống của mình trong một quán bia ở độ tuổi 20 và kể từ đó không ngừng theo đuổi nó. Điều đó đã truyền đam mê cho cuộc đời ông ta và truyền cảm hứng cho hàng triệu người khác giống như ông ta.”
“Adolf là người theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt, và đảm bảo tìm được thời gian rảnh trong lịch trình bận rộn đi diệt chủng và thống trị thế giới của ông ta. Để khám phá khía cạnh sáng tạo của bản thân: ông ta dành ra vài giờ mỗi tuần để nghe nhạc opera và vẽ những phong cảnh yêu thích của mình.”
Tôi biết rằng bài viết này tức cười. Nhưng vì tôi là một thằng khốn bệnh hoạn. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn chưa tìm thấy can đảm để viết ra, vì những lý do này.
Tôi làm điều này đủ lâu để biết rằng:
a) một đám người sẽ bị xúc phạm và dốc hết sức để phá hoại một tuần của tôi bằng những email làm phiền và những ý kiến trên truyền thông xã hội,
b) sự châm biếm sẽ đụng chạm một số người và họ sẽ tưởng tôi thực sự là một tên phát xít, và
c) một số bài viết kinh khủng ở đâu đó sẽ giật tít, “Tác giả có sách bán chạy tự nhận mình là một tay phát xít thế hệ mới” hay những câu ngớ ngẩn đại loại vậy và sự nghiệp của tôi sẽ chấm hết.
Vậy nên tôi không bao giờ viết bài này. Cứ việc gọi tôi là đồ hèn nhát. Nhưng mọi chuyện là thế.
Nhưng điều đó khiến tôi hơi khó chịu vì tôi cho rằng việc chế nhạo năng suất làm việc không tưởng của Hitler và sức ảnh hưởng của ông ta thể hiện một vấn đề mà từ lâu tôi đã nói về thế giới tự lực: đạt được thành công trong cuộc sống hầu như không quan trọng bằng định nghĩa về sự thành công.
Nếu định nghĩa của chúng ta về thành công kinh khủng kiểu như thống trị thế giới và tàn sát hàng triệu người thì khi ấy, làm việc chăm chỉ hơn, đặt ra mục tiêu và đạt được nó, và tự kỷ luật tâm trí chúng ta, tất thảy đều trở thành điều tệ hại.
Nếu bạn loại bỏ những nỗi kinh hoàng về đạo đức khỏi Hitler, thì trên giấy tờ, ông ta là một trong những người tự thân thành đạt nhất trong lịch sử thế giới.
Ông ta xuất phát điểm từ một nghệ sỹ bần cùng, thất bại để trở thành nhà chỉ huy của cả đất nước và quân đội hùng mạnh nhất thế giới trong hai thập kỳ. Ông ta huy động và truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Ông ta làm việc không biết mệt mỏi, khôn ngoan và tập trung cao độ cho các mục tiêu của mình. Ông ta được cho là có ảnh hưởng đến lịch sự thế giới như bao người khác (từng sống).
Nhưng tất cả những nỗ lực đó lại hướng đến những mục tiêu điên rồ, hủy hoại. Và hàng chục triệu người đã chết vì những giá trị sai lầm của ông ta.
Vì thế mà bạn không thể nói đến chuyện cải thiện bản thân mà không nói về các giá trị. Chỉ đơn giản là “trưởng thành” và trở thành một “con người tốt hơn” là chưa đủ. Bạn cần phải cắt nghĩa thế nào là một người tốt hơn. Bạn phải xác định phương hướng mà bạn muốn phát triển. Vì nếu không, chà, tất cả chúng ta sẽ làm hỏng chuyện.
Rất nhiều người không nhận ra điều này. Quá nhiều người chỉ ám ảnh với việc trở nên hạnh phúc và cần phải có được cảm giác tích cực mọi lúc mọi nơi mà chẳng hề hay biết rằng nếu những giá trị sống của họ dở tệ thì cảm giác tích cực sẽ làm hại cho họ nhiều hơn là giúp họ.
Nếu giá trị lớn nhất của bạn trên đời là hít Vicodin bằng một cái ống hút thì khi ấy, cảm thấy tốt hơn chỉ làm đời bạn tệ đi mà thôi.
Sau toàn bộ vấn đề của giá trị của bạn đó là bạn tự mình chọn lấy chúng, chứ không phải vì bất kì ai khác đã nói với bạn. Nhưng nếu tôi thành thật thì tôi cũng không bàn quá sâu vào việc định nghĩa các giá trị, vì nó là một chủ đề cực khó viết.
Vì vậy, bài viết này là nỗ lực làm điều đó của tôi. Để nói về các giá trị. Và không chỉ đề cập đến chúng là gì, mà còn tại sao chúng là thế. Tại sao chúng ta lại xem một điều gì đó là quan trọng, hậu quả của nó là gì, và làm sao chúng ta có thể thay đổi điều mà chúng ta cho là quan trọng.
——————————————-
SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY HUMANO
Website: Humano.vn
Hotline: 19009421
Tham khảo chuyên môn tại: Lindanga.com