Có phải ba mẹ đang đau đầu với việc trẻ chạy nhảy liên tục, trẻ nghịch ngợm và không nghe lời? Trẻ 1-2 tuổi không tập trung và không chịu ngồi yên khiến ba mẹ cảm thấy không thoải mái? Ba mẹ đang thắc mắc rằng trẻ hay nghịch có thông minh không?

Tất cả những thắc mắc của ba mẹ sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Ba mẹ hãy đón đọc để hiểu thêm về đặc điểm của bé 1-2 tuổi nghịch ngợm và cách khuyến khích con nghịch ngợm trong giới hạn an toàn nhé!

Vì sao bé 1-2 tuổi rất nghịch?

Trẻ trên 1 tuổi hay chạy nhảy, không chịu ngồi im thường được coi là nghịch ngợm không nghe lời. Tuy nhiên, người lớn không nên đánh đồng hai khái niệm này với nhau.

Hãy hiểu đơn giản là con mới biết biết đi, mới biết cách sử dụng đôi chân mình. Nên con muốn được khám phá nó, đi đến nhiều nơi hơn để trải nghiệm những điều mới mẻ. 

Giống như lần đầu mẹ biết đi xe đạp, xe máy hay ô tô vậy. Mẹ rất thích cầm lái và lái đi mọi nơi.

Trẻ 1-2 tuổi rất nghịch có sao không? 

Nghịch ngợm, chạy nhảy, không chịu ngồi yên ở trẻ 1-2 tuổi là hình thức vận động mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và trí não.

Bé nghịch ngợm để giải phóng nguồn năng lượng bên trong mình và thỏa mãn trí tò mò về thế giới vật chất xung quanh. Do đó, ba mẹ hãy khuyến khích bé trên 1 tuổi chạy nhảy trong giới hạn để con trở nên năng động hơn. 

Bé 1-2 tuổi nghịch ngợm đôi lúc khiến ba mẹ không khỏi sốt ruột, thậm chí là rất bực mình. Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa thể hiểu nỗi lo lắng của ba mẹ.

Điều duy nhất trẻ quan tâm đến là mình được chạy đến những nơi mình thích, ngắm nhìn sự vật, con người mới và khai phá ra những sự thật thú vị. Đây là đặc điểm rất bình thường và là cột mốc cần có trong quá trình phát triển của bất cứ bạn nhỏ nào. 

Trẻ 1-2 tuổi rất nghịch có thông minh không?

Sự nghịch ngợm không chịu ngồi yên ở trẻ 1-2 tuổi là hiện tượng rất bình thường, giúp con tăng cường liên kết nơron thần kinh, giúp hình thành các loại hình thông minh thuận lợi. Có nhiều bé 1-2 tuổi rất nghịch nhưng cũng rất hiểu chuyện và biết khá nhiều kỹ năng. 

Do đó, mẹ yên tâm nhé. Bé nhà mẹ chắc chắn sẽ có một loại hình thông minh nào đó. Hãy để thời gian trả lời cho mẹ nhé. Còn công việc của mẹ hiện tại là hãy để bé chạy nhảy, nghịch ngợm một cách tự do nhưng an toàn, trong giới hạn.

Mẹ có thể làm sinh trắc vân tay cho con để xem con có trí thông minh bẩm sinh nào, từ đó chủ động hơn trong các phương pháp nuôi dạy con mẹ nhé!

10 cách khuyến khích trẻ 1-2 tuổi nghịch ngợm trong giới hạn an toàn

Trẻ 1-2 tuổi ưa thích khám phá. Trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều thứ nếu được tự do khám phá đó ba mẹ. Do đó, thay vì cấm đoán trẻ, ba mẹ hãy tạo điều kiện an toàn cho bé thỏa sức chạy nhảy, khám phá trong giới hạn an toàn bằng các cách sau nhé! 

1.Luôn ở gần trẻ

Nếu ở không gian rộng rãi, an toàn và con trong tầm mắt của mình, thì ba mẹ có thể để trẻ thỏa sức chạy nhảy khám phá. Hãy yên tâm là trẻ sẽ tự động dừng lại nếu ba mẹ hô to nhắc nhở hoặc chạy theo sau. Đó là lúc trẻ quan sát xem ba mẹ phản ứng như thế nào và chạy quay lại để cả nhà đi cùng nhau. 

Ở những nơi đông đúc hay có nhiều phương tiện qua lại, ba mẹ hãy để mắt đến con nhiều hơn và không để con chạy nhảy lung tung. Trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm và chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn trí tò mò của mình. 

Ba mẹ hãy nắm chặt tay con hoặc ở bên cạnh con để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Và cho dù con có là một đứa trẻ hay chạy nhảy và nghịch ngợm như thế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ có ý thức nghe lời khi được mẹ nhắc nhở. 

2.Giới hạn không gian chạy nhảy cho trẻ

Những nơi an toàn và vắng người như công viên chính là địa điểm lý tưởng cho đam mê chạy nhảy và khám phá của con. Tuy nhiên, vẫn có những khu vực không thích hợp cho hoạt động chạy nhảy như gần bụi rậm hay ao hồ.

Vì vậy, mẹ cần hết sức chú ý và đặt ra giới hạn khi thấy con quá nghịch ngợm. Ví dụ, con chỉ được chạy ở những khoảng sân trống và không được chạy khi có bậc thang hay có vật cản dưới chân. 

Trẻ sẽ chưa thể dễ dàng chấp nhận những giới hạn đó và học cách kiểm soát bản thân ngay từ lần đầu được nhắc nhở. Tuy nhiên, hành động nhỏ sẽ hình thành nên thói quen. Lâu dần, trẻ sẽ hiểu rằng ba mẹ không cấm mình chạy nhảy; tuy nhiên, mình nên chạy nhảy đúng nơi và đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. 

3.Tham gia các hoạt động giải trí cùng con

Khi cùng mẹ đi mua sắm trong siêu thị, trẻ thường chạy nhảy và nghịch ngợm vì buồn chán. Các hoạt động thú vị khác như cùng mẹ chọn đồ hay đẩy xe cho mẹ sẽ giúp trẻ bận rộn và đỡ nghịch ngợm hơn. 

Ở nhà, mẹ hãy cùng con tham gia các hoạt động vận động như trò chơi trốn tìm, đuổi bắt. Khi đó, trẻ vừa được thỏa mãn đam mê chạy nhảy mà vẫn luôn nằm trong tầm mắt của mẹ.

Mỗi ngày, trẻ cần vận động thể chất khoảng 3 tiếng. Trong 3 tiếng đó, nếu trẻ chỉ chạy nhảy thì sẽ rất mệt và không đảm bảo được sự phát triển toàn diện. Vì vậy, ba mẹ có thể cho con tham gia các trò chơi giải trí để vừa giúp con hứng thú, vừa hỗ trợ con phát triển cả thể chất và trí não.

Các trò chơi giải trí cho trẻ em rất đa dạng, ví dụ như xếp hình, chơi đồ lề, vẽ tranh hay làm vườn. Bất cứ hoạt động thực tế nào đều góp phần hỗ trợ sự phát triển về thể chất và trí não của bé yêu. Ba mẹ càng tạo nhiều cơ hội tham gia các hoạt động khác nhau thì trẻ càng đỡ chạy nhảy và nghịch ngợm hơn. 

4.Đặt niềm hy vọng vào con

Trước khi cùng làm việc gì hay đi tới địa điểm nào đó, mẹ hãy nói trước với con về những điều mà mẹ hy vọng con có thể làm được. Khi nói chuyện với con, mẹ hãy cố gắng dùng từ ngữ đơn giản và rõ nghĩa nhất để con có thể hiểu được mong muốn của mẹ. 

Ví dụ, trước khi hai mẹ con cùng đi siêu thị để mua sắm, mẹ hãy dặn con rằng: “Con nhớ nắm chặt tay mẹ và không được đi lung tung trong siêu thị nhé! Nếu không thì mẹ con mình sẽ lạc nhau đó con ạ!” Khi đó, trẻ sẽ hình dung cụ thể hơn về những điều mà mình cần phải làm cũng như hậu quả nếu mình không làm điều đó. 

5.Khen ngợi khi con làm tốt

Khi trẻ đã tự biết điều chỉnh hành vi chạy nhảy của mình, ba mẹ hãy khen ngợi và khuyến khích để trẻ tiếp tục phát huy vào những lần sau. Tuy nhiên, mẹ nên khen ngợi một cách cụ thể nhất để con biết mình đã làm tốt điều gì. Thay vì nói: “Con làm tốt lắm!”, ba mẹ nên nói rõ ràng hơn “Mẹ rất vui khi con không chạy nhảy lung tung khi ở trong công viên.” 

Sau mỗi lần cố gắng và nhận được lời khen xứng đáng, trẻ sẽ rất tự hào về thành quả của mình và muốn tiếp tục phát huy. Khen ngợi được xem như một chất xúc tác tích cực, nhưng không vì thế mà ba mẹ khen con quá đà và khiến con bị “ảo tưởng” về năng lực của mình. 

6. Cho con ngồi xe đẩy

Trẻ sẽ bớt chạy nhảy và nghịch ngợm khi bước đến cột mốc hai tuổi rưỡi. Cho đến khi đó, mẹ vẫn cần giám sát con cẩn thận, tránh cho con chạy nhảy ở những nơi dễ gây nguy hiểm như đường cái hay siêu thị. Thay vào đó, hãy khuyến khích con con tham gia các trò chơi giải trí ở những địa điểm vui chơi an toàn.

Xe đẩy sẽ giúp mẹ kiểm soát được con khi đến những nơi đông người. Hơn nữa, trẻ sẽ luôn ở cạnh mẹ mà không có cảm giác bức bối khi ngồi một chỗ. Khi đi ra ngoài, mẹ có thể mang theo món đồ chơi yêu thích của con và thường xuyên bế con ra khỏi xe để tránh cảm giác buồn chán. 

Ngoài ra, mẹ không quên dặn con nắm tay mẹ thật chặt và luôn đi cùng mẹ để đảm bảo an toàn. Như vậy, trẻ sẽ có ý thức chạy nhảy ít hơn khi đến những địa điểm công cộng.

7. Chơi trò đuổi bắt

Mỗi khi con chạy đi, mẹ hãy đi về phía ngược lại và nói: “Để xem con có đuổi kịp mẹ không nào?”. Nếu con chạy đuổi theo, mẹ hãy dang tay ôm chặt con và cùng con đi tiếp.

Khi con chạy đi, mẹ hãy chạy theo sau và gọi tên con. Trẻ thích được đuổi theo và ôm ấp vì điều đó mang lại cảm giác an toàn. Lâu dần, trò chơi này sẽ giúp trẻ hình thành một phản xạ tự nhiên là chờ đợi phản ứng của mẹ trong khi chạy nhảy. Đây vô tình là một cách để trẻ tự biết điểm dừng khi mẹ không kêu lớn hay chạy đuổi theo sau. 

Trò đuổi bắt giúp con hình thành phản xạ tự nhiên

8. Đưa con về nhà nếu con quá nghịch

Nếu trẻ chạy nhảy liên tục và mẹ không thể kiểm soát được nữa thì hãy đưa con về nhà. Có thể con vẫn chưa hiểu tại sao mình phải về nhà khi đang chơi đùa vui vẻ, nhưng đó là phương án tốt nhất cho mẹ và trẻ ngay tại thời điểm đó. Khi về đến nhà, mẹ hãy giải thích lý do để con nhận ra mức độ nguy hiểm của hành vi chạy nhảy và nghịch ngợm quá đà. 

Trong những lần đi chơi tiếp theo, trẻ có thể sẽ không còn chạy nhảy quá nhiều và có ý thức điều chỉnh hành vi của mình mà không để mẹ phải lo lắng nhiều như trước. 

9. Không nhắc nhở con quá nhiều

Nhiều ba mẹ sẽ nhắc nhở và cảnh báo con ít nhất 3 lần trước khi trách phạt lỗi lầm nào đó. Tuy nhiên, cách này có vẻ không tác động nhiều đến nhận thức của trẻ. Một lần nhắc nhở có thể khiến trẻ nghe lời nhưng quá nhiều lần chắc chắn sẽ phản tác dụng. Một khi đã quá quen với việc bị nhắc nhở thường xuyên, trẻ trở nên chây ì và không muốn nghe lời nữa. 

10. Dạy con về sự an toàn thông qua câu chuyện và bài hát

Có rất nhiều trẻ thích hoạt động đọc sách và ca hát. Vậy thì ba mẹ đừng bỏ qua một cơ hội tuyệt vời, đó là lồng ghép chủ đề về sự an toàn vào những bài hát và những câu chuyện mà con yêu thích. 

Ba mẹ hãy dành thời gian kể cho con những câu chuyện hoặc bật cho con nghe các bài hát liên quan đến việc luôn phải ở cạnh ba mẹ khi đến những nơi đông người. Đây được coi là phương pháp học tập thụ động. Từng lời văn, từng câu hát sẽ thay ba mẹ dạy cho trẻ bài học về sự an toàn. 

Để con hình thành nên thói quen tốt, ba mẹ hãy giúp con áp dụng những gì đã học được vào thực tế. Hãy dặn con bớt chạy nhảy khi đi siêu thị cùng mẹ, dặn con nắm chặt tay ba khi đi công viên… Những hành động nhỏ như vậy chính là nền tảng để con hình thành nên ý thức quan trọng trong việc tự bảo vệ bản thân. 

Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ. Thông qua cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ sẽ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Phát triển trí thông minh đa dạng cho trẻ

———————————