WE là dấu vân tay chịu sự tác động mạnh mẽ bởi cảm xúc. Làm thế nào để WE tỏa sáng rực rỡ, trở thành người truyền cảm hứng đây? Chúng ta cùng theo dõi bài viết này nhé!
Nếu bạn chưa biết về dấu vân tay này thì có thể xem lại video tính cách dấu vân tay WE:
Còn bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phương pháp phù hợp dành cho WE để giúp bạn ấy cải thiện nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của mình.
1. Chia nhỏ mục tiêu
WE vốn là những người có tầm nhìn xa, điều đó rất tuyệt. Tuy nhiên, nếu chỉ hướng đến bức tranh tổng thể mà quên mất việc tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn thì đôi lúc cũng sẽ khó đạt được điều mình mong muốn.
Cuộc sống không quá dễ dàng để chúng ta muốn là sẽ được, hay chỉ cần có niềm tin mãnh liệt thì mọi thứ sẽ đến. Cuộc sống là bức tranh thực tế hơn rất nhiều, đôi khi để đạt được điều chúng ta muốn, ta phải làm cả những điều ta không muốn. Vì vậy, nhóm người WE có nguy cơ rơi vào tình trạng bỏ cuộc giữa chừng. Nhóm WE cần chia nhỏ mục tiêu và tập trung hoàn thành, để tất cả tạo tiền đề, nền tảng cho điều bạn mong muốn trong bức tranh tổng thể.
Có thể, những người bạn thuộc nhóm WT/WS sẽ giúp ích, tương trợ cho WE trong việc hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn.
2. Học cách quản trị cảm xúc
Nhóm người WE thường xuyên bị cảm xúc chi phối. Nếu may mắn có cảm xúc tích cực thì họ sẽ phát triển rất tốt. Nhưng nếu đó là cảm xúc tiêu cực thì WE sẽ dễ dàng trở thành nô lệ của cảm xúc và rất khó để thoát ra khỏi nó. Vậy nên, chìa khóa thành công của WE là quản trị cảm xúc.
Làm chủ được cảm xúc, WE sẽ làm chủ được mọi thứ. Nếu bị cảm xúc tiêu cực chi phối, WE hãy chủ động bước ra khỏi vùng an toàn, tìm đến những nơi có cảm xúc tích cực để lấy lại năng lượng, làm mới bản thân.
Hãy luôn là sư tử mạnh mẽ, là ngọn lửa bùng cháy để tỏa sáng. Và luôn nhớ rằng, cảm xúc là kẻ thù số một của thành công, khi cảm xúc lên thì lý trí sẽ đi xuống, hành động không còn sáng suốt. Một phút nóng giận, quyết định sai lầm, đôi khi để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến cả đời.
Để giúp WE hình dung rõ nét hơn bức tranh cảm xúc, hãy chú ý đến mô hình Bánh xe cảm xúc của Robert Plutchik, Tiến sĩ tâm lý người Mỹ. Qua nhiều năm nghiên cứu về cảm xúc, ông đã đề xuất rằng, có tám loại cảm xúc chính làm nền tảng cho tất cả những sắc thái cảm xúc khác nhau, bao gồm: vui, buồn, chấp nhận, ghê tởm, sợ hãi, giận dữ, bất ngờ và đoán trước.
Các sắc thái cảm xúc
Càng di chuyển đến trung tâm của vòng tròn thì cảm xúc càng mạnh mẽ. Chẳng hạn, ở trung tâm của bánh xe, những cảm xúc chính thay đổi từ: tức giận sang thịnh nộ; đoán trước chuyển sang cảnh giác; hân hoan chuyển sang ngây ngất; tin tưởng thành ngưỡng mộ. Di chuyển ra các lớp bên ngoài, cường độ của cảm xúc giảm xuống.
Mối liên hệ cảm xúc
Những cảm xúc đối cực có thể được tìm thấy ở đối diện nhau. Khoảng trống ở giữa các cảm xúc thể hiện sự kết hợp, khi các cảm xúc chính trộn lẫn với nhau. Vì vậy, chúng ta thấy sự xuất hiện của những cảm xúc như yêu thương, lạc quan, gây hấn, nóng giận, khinh miệt, xem thường, thương hại, hối hận, khước từ, phản đối, kính nể, phục tùng.
Điều tuyệt vời của công cụ này nằm ở khả năng đơn giản hóa các khái niệm rất phức tạp.
Thấu hiểu thường là bước đầu tiên để giải quyết một vấn đề nan giải.
Bánh xe cảm xúc giúp nhóm WE hình dung được cảm xúc rõ ràng hơn, hiểu được sự kết hợp những cảm xúc nào đã tạo ra cảm nghiệm này. Một khi chúng ta nhìn thấu và hiểu được cảm xúc, chúng ta có thể nắm bắt được chúng, và tập trung hướng về cảm xúc nào mà chúng ta thực sự muốn cảm nhận.
3. Chấp nhận khiếm khuyết
Nhóm WE nổi tiếng bởi mức độ chỉnh chu, cầu toàn. Họ cầu toàn với người khác và đương nhiên, họ cầu toàn với chính bản thân mình. Nên đôi khi, vì không yên tâm vào kết quả khi giao việc cho người khác, nên WE sẽ hay ôm đồm làm hết việc, hoặc can thiệp vào việc người khác đang làm.
Chính những chuẩn mực là lý do khiến WE không bao giờ ngừng lại khi chưa đạt được tiêu chuẩn đã đặt ra. Không ngừng điều chỉnh những khiếm khuyết lớn nhỏ, nên có thể kế hoạch WE lập ra hay rơi vào tình trạng chưa hoàn thiện.
Sự cầu toàn có thể khiến cho WE đôi lúc bị quá tải và có nhiều áp lực trong cuộc sống. Đâu đó, trên đường đời, có lúc, WE cảm thấy đơn độc. Người khác cũng muốn giúp WE lắm, nhưng WE chẳng hài lòng. Vì thế, WE cần học cách chấp nhận những khiếm khuyết để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn.
Cuộc sống có bao lâu đâu mà hững hờ, sai chút cũng không sao, kết quả thấp chút cũng chấp nhận được, miễn sao bạn tận hưởng mọi thứ cuộc sống mang lại thì bạn đã hạnh phúc và trưởng thành hơn rồi.
Bạn có thể đọc thêm thông tin tại sách Bí Ấn Dấu Vân Tay của Nga để hiểu rõ hơn về dấu vân tay này nha.
