Dạy con từ tiềm thức là cách để không chỉ cha mẹ có thể cải thiện hành vi, thái độ của mình mà còn giúp con trẻ trưởng thành lên mỗi ngày.
Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bậc làm cha mẹ. Ai cũng luôn luôn mong muốn con mình có thể phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết thái độ và hành vi của cha mẹ cũng có những tác động không nhỏ đối với nhận thức của con.
Làm thế nào để dạy con từ tiềm thức là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đang thắc mắc hiện nay.
Tiềm thức là những hành vi được lặp đi lặp lại hàng ngày, và những hành vi ấy tạo nên hành vi đặc trưng của một người.
Một đứa trẻ hàng ngày được lặp đi lặp lại những hành vi tích cực thì đa số những đứa trẻ ấy thường thành công sau này. Còn những đứa trẻ hàng ngày chỉ biết mè nheo, ăn vạ và đòi hỏi, những điều ấy sẽ tạo nên tính cách của con sau này.
Hằng ngày trẻ được tự do làm những gì trẻ nghĩ. Lâu ngày trẻ sẽ sáng tạo thật nhiều điều mới lạ và trẻ trở nên tự tin trước mọi hành vi và suy nghĩ của mình. Khi lớn lên trẻ sẽ độc lập trong suy nghĩ và hành động. Trẻ không bị dính mắc vào bất cứ một ai.
Nhiệm vụ của ba mẹ là dạy cho con thật nhiều đạo đức, những quy tắc xã hội cần tuân theo, để những ý tưởng và việc làm của con đi theo những nguyên tắc mà xã hội đó cho phép.
Những đứa trẻ bị kèm cặp, bị điều khiển từng hành vi nhỏ, nó giống như việc bạn thì lái xe nhưng người ngồi sau chiếc yên xe điều khiển mọi hành vi của bạn, một lần không sao nhưng lâu dần bạn mất khả năng tư duy, suy nghĩ, phán đoán, và mất luôn khả năng định hướng đường đi của chính mình.
Ví dụ: Bạn nói với một đứa trẻ: Con đừng chạm vào dao, đứt tay đấy
Đó là trải nghiệm ngày xưa của bạn thôi, ngày ấy bạn bị đứt tay một lần nên bạn cẩn thận hơn khi sờ vào dao. Nhưng tiềm thức con bạn nó có thông tin đó đâu nên lời nói bạn nói ra trẻ không hiểu và trẻ vẫn cứ làm và bạn cứ gào.
Dạy con từ tiềm thức là việc áp dụng những mẫu ngôn ngữ chuẩn mực đối với con. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lời nói và thái độ của cha mẹ đều ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi của con trẻ.
Thông thường, cha mẹ sẽ đổ lỗi cho gen tính cách hoặc môi trường bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, bạn không biết rằng hành vi của con chính là sự ảnh hưởng không nhỏ từ hành vi, lời nói, thái độ của cha mẹ.
NHỮNG HÀNH ĐỘNG BỐ MẸ HAY LÀM TÁC ĐỘNG MẠNH VÀO TIỀM THỨC CỦA CON
1. Cha mẹ thường hay áp đặt con
- Con không được làm này
- Con không được làm kia
- Con không được làm nọ
- Con nên làm cái này
- Con nên làm cái kia
Tiềm thức sẽ bảo: “Con không được quyết định, con không được quyết định và… con không được quyết định… Con không nên quyết định”. Vậy thì lớn lên sẽ rất sợ quyết định, sợ cam kết và rất sợ chịu trách nhiệm với quết định của mình.
2. Chê bai con cái
- Con dở quá
- Con không học bài
- Con đi trễ
- Con không ăn cơm
- Con không xếp hàng
- Con xả rác
Tiềm thức trong con sẽ xác định: “CON HƯ, CON HƯ… CON HƯ” và kết luận rằng “CON KHÔNG BAO GIỜ TỐT CẢ” Vậy thì một người tự ti mặc cảm biết mình không bao giờ tốt cả thì lớn lên không tự tin là chuyện dễ hiểu, ai chê một cái là suy sụp ngay và thậm chí là tấn công lại người chê mình thay vì nhận lời chê để từ đó hoàn thiện mình hơn
3. Nghi ngờ lời con nói
Con nói gì cũng không nói, không tin con và khi cha mẹ nghi ngờ con mãi mãi như vậy thì con cái sẽ không tin cha mẹ và nếu không tin cha mẹ thì con sẽ tin người ngoài đường (ngoài đường làm sao thương con bằng cha mẹ).
Do đó để con tin mình thì trước tiên mình phải tin con trước (Đương nhiên đôi lúc con mình sai, không hoàn toàn đúng, nhưng ai cũng có lúc sai không thể đúng hoàn toàn).
Hãy tin con để con thấy đó noi theo và tin tưởng cha mẹ. Qua đó giữa bố mẹ và con cái có thể tin tưởng, giúp đỡ nhau.
4. So sánh con mình với con người khác
- Con thấy bạn con ăn giỏi không, con ăn dở quá vậy!
- Con thấy cậu bé đầu xóm siêng không sao con lười quá vậy!
- Sao con thấy anh/chị con mạnh mẽ sao con khóc hoài, sao con yếu ớt quá vậy!
- Ba con thì tươm tất còn con sao bê bối quá vậy!
Tất cả câu nói đó ý thức thì hiểu rõ nhưng tiềm thức sẽ hiểu thế này:
- Ai đó siêng hơn con
- Ai đó giỏi hơn con
- Ai đó mạnh mẽ hơn con
- Ai đó gọn gàng, sạch sẽ hơn con
Tiềm thức kết luận rằng cả thế giới này đều hơn con và khi đứa trẻ đó lớn lên nó tự ti, mặc cảm là chuyện không có gì lạ.
Con cái chúng ta đang lái chiếc xe của cuộc đời chính nó, nhiệm vụ của chúng ta là để cho con được tự lái chiếc xe của cuộc đời con. Cho phép con té ngã, để cho con đi lạc, để cho con rút ra những bài học cuộc đời cho riêng con thông qua những hành vi sai lầm. Cho con trải nghiệm thật nhiều để tiềm thức con ghi nhận kinh nghiệm cho riêng mình.
Con là do bạn sinh ra nhưng hãy cho con chịu trách nhiệm 100% tài khoản của cuộc đời của mình. Đến khi nào bạn nhắm mắt lại để con tự dọn dẹp hậu quả của chính con gây ra là lúc đó bạn bắt đầu bước vào hành trình làm cha mẹ.
Ai sinh con ra mà không yêu thương con và mong muốn những điều tốt đẹp cho con. Nhưng yêu phải sáng suốt thì con mới nên người được.
HÃY GIÚP ĐỠ CON BẰNG CÁCH
1. Hãy để con tự làm những gì trong khả năng của con. Rửa bát, nấu ăn, dọn nhà, giặt quần áo, giúp đỡ mọi người ….
2. Chấp nhận những sai lầm mà con gây ra. Để con chịu trách nhiệm với việc con làm.
3. Hạ tuổi mình xuống bằng tuổi con để hiểu con. Ngày xưa tuổi đó mình cũng như thế mà.
4. Làm cho con khó khăn nhất có thể. Chỉ khi sống quen với khó khăn thì cuộc đời mới dễ dàng. Còn tập cho cho sống hưởng thụ mai này hết phước là con không tồn tại được với những khó khăn của cuộc đời đâu.
5. Đừng đáp ứng nhu cầu của con một cách dễ dàng. Bởi cuộc đời này đâu có gì dễ dàng đâu, cái gì cũng có cái giá của nó .
6. Làm bạn cùng con. Trò chuyện với con mới biết con đang nghĩ gì .
7. Xem con là 1 cá nhân độc lập. Con có suy nghĩ sở thích cá nhân riêng, đừng áp đặt suy nghĩ sở thích của mình lên con.
8. Tôn trọng ý kiến đóng góp của con. Để con thấy mình có vị trí trong gia đình, lâu ngày hình thành cho con niềm tin mình là người có ích cho gia đình.
9. Nhìn vào mắt con mỗi khi nói chuyện. Thể hiện sự tôn trọng mối quan hệ giữa con và mình.
10. Mỗi ngày dùng 30 giây ôm và nói: Mẹ yêu con. Hãy da tiếp da với con hàng ngày để sợi dây tình cảm bền chặt.
————————————————