Tiến sỹ Nuwer giải thích cho tôi rằng, quá trình học tập diễn ra ở vùng ý thức bên ngoài, hay chất xám của não. Vùng này được gọi là võ não.
Quá trình học tập ban đầu là một hoạt động nhiều ô-xy và máu. Khi đó, bạn nhận thức được là mình đang làm gì. Nếu từng quan sát trẻ nhỏ học cách đánh răng hoặc buộc dây giày lần đầu tiên,bạn sẽ thấy được sự tập trung cao độ của chúng khi học các kỹ năng mới này.
Thế nhưng, dần dần, khi bạn lặp đi lặp lại một kiểu tư duy hoặc hành vi mới, hoạt động đó sẽ đi vào vùng tiềm thức tự động của não. Vùng này được gọi là hạch đáy não.
Bạn thực hiện hành vi đó càng nhiều thì nó càng trở nên tự động và ăn vào tiềm thức.Thói quen sẽ được thay đổi lập tức và được tăng cường theo thời gian.
Điều gì sẽ xảy xa nếu bạn bắt đầu một chuyến đi bách bộ mà chưa có sẵn lối mòn? Điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ và hiệu quả chuyến đi của bạn? Rõ ràng nó khiến bạn chậm lại khá nhiều.
Điều đó giống như những gì diễn ra trong não bộ. Khi bạn bắt đầu lần đầu tiên, thì ” lối mòn ” thần kinh vẫn chưa phát triển. Các mối liên kết được tạo ra sẽ tương đối kém hiệu quả.
Nhưng nếu bạn càng làm hoặc suy nghĩ nhiều về một điều gì đó, thì những liên kết đó trở nên hiệu quả hơn.Trên thực tế,có sợi nhánh hay phần liên kết trong não bộ sẽ trở nên dày đặc hơn và có khả năng xử lý xung động với tốc độ nhanh hơn.
Khi bạn lặp đi lặp lại một hành động hoặc suy nghĩ, não bộ dễ thích ứng bằng cách tạo ra những lối mòn thần kinh dày đặc và hiệu quả hơn. Kết quả là ” lối mòn” trở thành một siêu xa lộ thần kinh. Nó trở thành một phần trong cấu trúc sinh lý của thói quen.
Giải thích này được củng cố thêm qua cuộc phỏng vấn của tôi với Tiến Sỹ Larry Squire của Trung tâm Y tế San Diego Trường đại học Califonia và là chủ tịch của Hội Thần Kinh học.
Theo Tiến Sỹ Squire, khi bạn lặp đi lặp lại một suy nghĩ hoặc hành vi, các khớp thần kinh(xinap) sẽ khỏe lên, và bạn sẽ hình thành nhiều hơn các chất dẫn truyền và điểm thụ cảm để hình thành lối mòn đó.
Tiến Sỹ Squire miêu tả sự tăng trưởng của bản đồ vỏ não, hay sự phát triển của não bộ diễn ra khi bạn hình thành và lặp lại một suy nghĩ hay hành vi nào đó.
Sau khi trò chuyện với Tiến Sỹ Nuwer và Tiến Sỹ Squire, tôi đã phỏng vấn nhiều nhà bệnh học thần kinh khác. Họ đều có cùng một quan điểm. Điểm chính trong các kết quả nghiên cứu của họ là não bộ có một khả năng đáng ngạc nhiên là nhận rồi đưa những suy nghĩ và hành vi lặp lại vào vùng tiềm thức tự động, hay chính là thói quen.
Quá trình này bắt đầu với lựa chọn có ý thức đầu tiên của bạn, và khi được lặp đi lặp lại, thói quen đó sẽ bắt đầu di chuyển sang khoảng lặng trong vùng tiềm thức của bạn.
Điều đó cũng tương tự như việc có một làn xe “chỉ dành cho các thói quen” trên đường cao tốc vậy. Làn xe hay lối mòn thần kinh này cho phép các thói quen của bạn di chuyển một cách trực tiếp, dễ đoán và hiệu quả hơn so với các suy nghĩ ngẫu nhiên hoặc các xung động thần kinh.
Thật tuyệt vời khi bạn muốn học một kỹ năng mới. Tuy nhiên, tin xấu là bạn càng lặp đi lặp lại một suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực thì nó sẽ càng ăn sâu, ngấm nhanh và tự động hơn.
Nếu bạn có thói quen vi phạm quy định về giới hạn tốc độ lái xe, thì có nhiều khả năng bạn tiếp tục làm điều đó một cách tự động. Có thể đôi lúc bạn có đi chậm lại; tuy nhiên khi đầu óc vẩn vơ, bạn có thể thấy mình đang lao nhanh trên đường cao tốc với tốc độ 80 dặm trên một giờ.
Giống như hệ thống kiểm soát hành trình trên xe, não bộ của bạn cũng làm việc rất hiệu quả khi tuân theo những hành vi cần thiết để phóng nhanh. Có thể bạn sẽ không cho đây là một hành vi tiêu cực cho đến khi bạn nhìn thấy đèn đỏ qua gương chiếu hậu,hoặc khi đứa con 16 tuổi hỏi bạn: “Tại sao bố/mẹ phóng nhanh thì được, trong khi con phóng nhanh thi bố/mẹ lại mắng con”.
Khi đó, giống như với AQ, những “hồi chuông báo động” này sẽ làm bạn thức tỉnh, và ngay lập tức chuyển sang một thói quen tích cực hơn (lái xe gần giới hạn tốc độ hơn).
Tin tốt là nếu bạn càng lặp lại một suy nghĩ hoặc hành động tích cực, thì nó sễ càng ăn sâu ,ngấm nhanh và tự động hơn. Có lẽ bạn đã khá thành thạo với việc chải tóc, cài cúc áo và buộc dây giày. Bạn làm những điều này mà không cần phải suy nghĩ ,thê nhưng chúng lại giúp bạn tránh được rất nhiều tinh huống khiến bạn phải xấu hổ.
Để từ bỏ những thói quen xấu hoặc tiêu cực, như AQ thấp chẳng hạn, bạn phải bắt đầu từ vùng ý thức của não bộ và bắt đầu một lối mòn thần kinh mới. Như Tiến Sỹ Nuwer cho biết, điều này có thể xảy ra ngay lập tức. Thay đổi có thể diễn ra ngay tức khắc, và những thói quen cũ, tiêu cực sẽ suy yếu và mất dần do không còn sử dụng đến.
Dựa trên nghiên cứu của các nhà bệnh thần kinh,chúng ta biết được rằng:
- Não bộ được trang bị hoàn hảo để hình thành thói quen.
- Thói quen được quy định bởi vùng tiềm thức của não bộ.
- Các thói quen thuộc tiềm thức như AQ có thể được thay đổi ngay lập tức, sẵn sáng hình thành những thói quen mới sẽ được củng cố dần theo thời gian.
Ba khối căn bản: tâm lý học nhận thưc, tâm lý học thần kinh miễn dịch học, bệnh học thần kinh cùng nhau cấu thành nên AQ. Kết quả là những hiểu biết mới, phương pháp đo lường AQ, và một công cụ để nâng cao hiệu quả của con người.
Những đột phá mới trong ba ngành khoa học này giúp giải thích rất nhiều về lý do tại sao các cá nhân, nhóm, tổ chức,và đoàn thể lại bỏ cuộc hoặc cắm trại trong khi những người khác vẫn tiếp tục kiên trì. Các kết quả này cũng cho bạn biết cần phải làm gì để ngay lập tức thay đổi AQ của mình và bắt đầu lập trình lại não bộ để đạt đến thành công.
Nguồn: Sách Khoa Học Về Thói Quen
—————————————-