Phương pháp giáo dục HighScope – được sử dụng cho trẻ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, và tiểu học, ra đời tại Mỹ những năm 1960. Đến nay phương pháp giáo dục HighScope đã trở thành một trong bốn mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng nhất thế giới, được sử dụng rộng rãi ở các trường mầm non quốc tế.
Triết lý giáo dục đằng sau mô hình HighScope là dựa trên nghiên cứu và học thuyết phát triển trẻ em của hai nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới là Jean Piaget and John Dewey. Từ đó đến nay, Mô hình giáo dục HighScope đã có những nghiên cứu về sự phát triển nhận thức và não bộ.
Mô hình giáo dục HighScope rất phổ biến tại Mỹ và phương Tây
Trong thực tiễn giảng dạy, Phương pháp giáo dục HighScope đúc rút kinh nghiệm từ công trình nghiên cứu của nhà tâm lý hoc phát triển, nhà giáo dục Lev Vygotsky, đặc biệt là chiến lược giá đỡ (scaffolding) của người lớn:
- Hỗ trợ trẻ ở mức phát triển hiện tại và nhờ đó giúp trẻ phát triển
- Lấy một bối cảnh được sắp xếp qua đó trẻ có cơ hội chọn lựa vật liệu, ý tưởng và con người để tương tác trong các dự án mà trẻ thực hiện.
- Người lớn làm việc cùng trẻ sẽ thấy mình giống như người hỗ trợ hoặc đối tác chứ không phải là người quản lý hoặc giám sát trẻ.
Phương pháp HighScope là gì?
Phương pháp giáo dục HighScope nhấn mạnh vào “cá nhân học tập chủ động”. Học tập chủ động có nghĩa là học sinh có những trải nghiệm trực tiếp với con người, sự việc, sự kiện và các ý tưởng. Sự hứng thú và những chọn lựa của trẻ là trung tâm của chương trình HighScope.
Trẻ xây dựng kiến thức cho riêng mình thông qua những tương tác với thế giới và con người xung quanh trẻ. Trẻ thực hiện bước đầu tiên trong quá trình học hỏi thông qua việc đưa ra những chọn lựa và thực hiện kế hoạch và quyết định của mình.
Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ về tình cảm, vật chất và kiến thức. Trong quá trình học tập chủ động, người lớn gợi mở tư duy của trẻ thông qua những tương tác đa dạng về vật liệu và sự chăm sóc. Thông qua “giá đỡ”, người lớn giúp trẻ thu hoạch kiến thức và phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo.
Học tập chủ động là yếu tố quan trọng nhất của HighScope
Phương Pháp HighScope dùng khái niệm “giá đỡ” để miêu tả quá trình người lớn hỗ trợ đồng thời khéo léo mở rộng tư duy và lập luận của trẻ. Hỗ trợ là một khái niệm được giới thiệu bởi nhà tâm lý học phát triển Jerome Bruner và dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học Lev Vygotsky.
Vygotsky đề cập đến khu vực của sự “phát triển tiệm cận” (proximal development), là một khu vực giữa những gì mà trẻ có thể tự thực hiện được và những gì trẻ có thể làm với sự giúp đỡ của người lớn hoặc của trẻ em khác có sự phát triển tiến bộ hơn.
Các giáo viên HighScope quan sát kỹ lưỡng trẻ vì thế họ biết khi nào thì bước vào vùng này và cách thức bước vào ra sao. Trẻ em cần cảm thấy an toàn và tự tin về những gì trẻ biết, trước khi trẻ sẵn sàng chuyển lên một cấp độ tiếp theo.
Khi HighScope nói người lớn ủng hộ và mở rộng việc học hỏi của trẻ, có nghĩa là người lớn trước tiên thông qua, hoặc ủng hộ, những gì trẻ đã hiểu, và rồi đến khi thích hợp, nhẹ nhàng khuyến khích trẻ phát triển tư duy lên một cấp độ mới.
Phương pháp HighScope có điểm gì khác biệt?
Phương pháp giáo dục HighScope phù hợp với tiêu chuẩn thực hành tốt nhất được khuyến nghị bởi Hiệp hội Quốc gia Hoa Kỳ về Giáo dục trẻ em (NAEYC), Các Tiêu chuẩn thực hành của Chương trình Head Start (Giáo dục trẻ Mầm non) và các hướng dẫn cho các chương trình giáo dục trẻ em khác.
Tuy nhiên, với một chương trình khung rộng, HighScope có nhiều điểm độc đáo khác biệt so với các chương trình mầm non khác. Một trong những điểm khác biệt đẩu tiên phải kể đến Chuỗi hoạt động hằng ngày Plan-do-review.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc lên kế hoạch (planning) và xem lại (review) là hai thành tố chính của hoạt động học tập hằng ngày, mang ý nghĩa tích cực và quan trọng nhất đối với điểm số khi đánh giá sự phát triển của trẻ.
Đặc điểm khác biệt thứ hai là nội dung chương trình HighScope trong việc phân loại những lĩnh vực xã hội, kiến thức và thể chất cần thiết. Về nội dung giảng dạy được tổ chức thành 8 phần chính phù hợp với tiêu chuẩn chương trình khung của mầm non Hoa Kỳ, bao gồm:
- Phương pháp học tập.
- Sự phát triển cảm xúc và xã hội.
- Phát triển Thể chất và Sức khoẻ.
- Ngôn ngữ, Đọc viết và Giao tiếp.
- Toán học.
- Nghệ thuật Sáng tạo.
- Khoa học và Công nghệ.
- Nghiên cứu xã hội.
Các lĩnh vực nội dung học tập cho trẻ mầm non gồm có 58 chỉ số phát triển chính (KDIs). Các KDIs là các ghi nhận về các hành vi quan sát được từ đó đánh giá những lĩnh vực học tập quan trọng của trẻ nhỏ.
Giáo viên HighScope ghi nhớ các chỉ số này khi họ thiết lập các môi trường và lên kế hoạch các hoạt động nhằm khuyến khích học tập và tương tác xã hội. Những chỉ số này cũng là cơ sở để tạo nên Hệ thống ghi chú quan sát trẻ mẫu giáo của HighScope (COR Advantage)
Mục tiêu của phương pháp HighScope với sự phát triển của trẻ là gì?
HighScope là một phương pháp giáo dục toàn diện với mục tiêu giúp trẻ phát triển mọi mặt:
- Học tập thông qua việc tham gia chủ động với người, vật liệu, sự kiện và các ý tưởng
- Trở nên độc lập, có trách nhiệm và tự tin – sẵn sàng để bước vào tiểu học và chuẩn bị kiến thức cho cuộc sống
- Học cách lên kế hoạch cho nhiều hoạt động riêng của trẻ, thực hiện và trao đổi với người khác về những gì trẻ đã hoàn thành và những gì trẻ đã học được
- Đạt được các kỹ năng và kiến thức trong các lĩnh vực thể chất, xã hội và học thuật quan trọng.
HighScope cung cấp cho trẻ những trải nghiệm được lên kế hoạch kỹ lưỡng trong các lĩnh vực khoa học, toán và đọc hiểu. Chẳng hạn, các tài liệu giảng dạy và trình độ của giáo viên bắt kịp với những phát hiện mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành giáo dục.
Các chỉ số phát triển quan trọng trong toán học và các chỉ số đánh giá trẻ COR song hành với các tiêu chuẩn giáo dục trẻ mầm non của Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ dành cho Giáo viên Toán học.
Sự phát triển về mặt xã hội là một lĩnh vực học tập quan trọng trong chương trình HighScope. Các nghiên cứu tiếp tục nhấn mạnh rằng trẻ em trong các lớp học HighScope thể hiện mức độ nhận thức cao.
Các giáo viên khuyến khích sự phát triển về mặt xã hội của trẻ hơn nữa thông qua việc giúp trẻ học cách giải quyết các xung đột giữa các cá nhân với nhau. Viện Quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người Hoa Kỳ khẳng định rằng tất cả các lĩnh vực của sự phát triển cảm xúc xã hội và học thuật này là cần thiết cho việc sẵn sàng bước vào môi trường học tập ở bậc học cao hơn.
Bố mẹ cảm nhận như thế nào về phương pháp này, riêng Nga thì thấy rất kết nối và hứng thú. Để giúp con chủ động phát triển, bố mẹ có thể tham khảo thêm sinh trắc vân tay Humano để hiểu rõ hơn phong cách của con, từ đó dễ dàng khơi gợi cảm hứng cho con học tập, phát triển.
Chúc các bố mẹ có hành trình nuôi dạy con thật hạnh phúc và thành công.
————————————————