Nhật Bản, một đất nước châu Á sớm trở nên hùng cường nhờ vào những thay đổi từ cải cách Minh Trị. Từ đó đến nay Nhật trở thành biểu tượng cho sự phát triển không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục. Cách giáo dục trẻ ở Nhật được rất nhiều các bà mẹ tại Việt Nam học tập. Chúng ta dễ dàng tìm đọc những tư tưởng về giáo dục sớm thông qua những quyển sách nổi tiếng như:

Nuôi dưỡng con để phát triển toàn diện về trí tuệ và tài năng, tác giả SHICHIDA Makoto
 
Nuôi con từ 0 tuổi những điều người mẹ cần làm, tác giả IBUKA Masaru
 
Bắt đầu dạy trẻ từ mẫu giáo là quá trễ, tác giả IBUKA Masaru
 
Thiên tài và sự giáo dục sớm, tác giả KIMURA Kyuichi
 
Trước khi bước vào tìm hiểu quan điểm giáo dục ở Nhật thì chúng ta hãy cùng lắng nghe lời khuyên của các tác giả dành cho các bậc cha mẹ trước khi áp dụng những điều được viết trong sách nhé!
 

Điều đầu tiên mà tất cả các tác giả cũng như những nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật muốn khẳng định rằng, những ai áp dụng phương pháp nuôi dạy trẻ được viết trong những cuốn sách này với mong muốn biến con mình trở thành những thần đồng hay thiên tài thì đừng đọc nó. Vì mục đích của tác giả viết ra những phương phải đó không phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng.

Mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm, từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

Điều thứ hai là lật lại lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều có chung. Đó là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm, tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng (Kimura Kyuichi). Yếu tố gen chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Điều thứ ba là vì sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm? Bởi vì bộ não của trẻ chỉ phát triển đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì sự phát triển giảm hẳn đi. Và giai đoạn từ 0-3 tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng nhớ, liên tưởng,…là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực của trẻ.

Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một chiếc máy tính thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là phần cứng còn sau giai đoạn đó chỉ như là phần mềm mà thôi.

Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ, đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của trẻ nữa.

Điều thứ tư là thời kì 0-3 tuổi là thời kì không một ai có thể thay thế được vị trí và vai trò của người mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và trẻ đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần gũi nhất.

Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Nếu giai đoạn này mà trẻ phải xa mẹ và được người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ, dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa.

Hơn nữa, giai đoạn này sự hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai đoạn này.

Điều thứ năm là phương pháp áp dụng nuôi con từ sớm có thể dành cho mọi gia đình dù giàu có hay khó khăn về tiền bạc. Bởi vì sao?

Để có thể nuôi dạy con tốt thì dù có phương pháp tốt, có nhiều tiền thế nào đi nữa mà các bậc cha mẹ thiếu đi bốn yếu tố sau thì không thể nào thành công được đó là: Yêu Thương, Kiên Nhẫn, Trò Chuyện và Khen Ngợi. Những điều đó cha mẹ nào cũng có thể cho con cái mình, nó chỉ phụ thuộc vào cách mà cha mẹ làm mà thôi.

Nuôi dưỡng con bằng cảm nhận của cha mẹ

Mọi bé sơ sinh đều là thiên tài

Trẻ càng nhỏ tuổi thì não càng linh hoạt và tốc độ tiếp thu càng nhanh và lượng thông tin tiếp thu càng nhiều

Trẻ càng nhỏ tuổi thì não càng linh hoạt

Giai đoạn 0-3 tuổi là giai đoạn mà tất cả những gì trẻ được tiếp nhận, được dạy sẽ được lưu giữ và hấp thụ hoàn toàn trong tiềm thức của trẻ chứ không hề mất đi, và đó sẽ là chất liệu cho bé phát triển năng lực sau này.

Giai đoạn 6 tháng đầu đời của trẻ là giai đoạn cơ bản nhưng quan trọng nhất để giúp trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ.

Trẻ không tiếp nhận ngôn ngữ theo cách giống như người lớn là lí giải nó rồi lưu vào bộ não, mà là tiếp thu một cách tự nhiên như là thuộc lòng vào trong tiềm thức của não. Sau đó khi sự lí giải của trẻ tăng dần thì những ngôn ngữ đó cũng được tích lũy trong não cũng sẽ được trẻ dần lí giải, và rồi sẽ tự động được trẻ phát ra thành tiếng nói.

Chính vì thế ngôn ngữ dù khó đến mấy thì trẻ cũng đều có thể lí giải được. Bất kì ngôn ngữ nào trẻ cũng có thể tiếp nhận được. Nếu giai đoạn này mà cứ để trẻ nằm im, không kích thích về âm thanh hay ngôn ngữ là làm mất khả năng tiếp nhận và lí giải ngôn ngữ của trẻ.

Tác hại đáng ngạc nhiên của tivi ở thời kì 0 tuổi: Khi đứa trẻ vừa ra đời thì mỗi một sự tiếp nhận từ thế giới bên ngoài đều được trẻ lí giải rằng nó là một ấn tượng mang một ý nghĩa nhất định nào đó.

Sau khi sinh 1 tháng rưỡi là trẻ có thể nghe được âm thanh, nhìn được xung quanh. Từ thời khắc đó nếu cho trẻ coi tivi thì trẻ sẽ không còn phản ứng với những lời nói chuyện của mẹ nữa.

Kết quả là trẻ sẽ không nói được, không chăm chú nhìn mẹ, không tập trung nhìn vào một cái gì, thích tivi hơn là thích nghe giọng nói của mẹ, chậm tự lập, không phân biệt được đâu là nguy hiểm, thích những thao tác về máy móc…

Không nên cho trẻ xem TV ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ

Tạo môi trường kích thích 5 giác quan để phát triển trí tuệ trí tuệ cho trẻ sơ sinh: Ở giai đoạn 0 tuổi hay 1 tuổi nếu ta cho trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt và đa dạng thì trẻ sẽ càng có khả năng thích ứng cao và phát triển nhanh.

Chính vì thế giai đoạn này nếu ta cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường để phát triển 5 giác quan thì nó sẽ là nguồn nội lực tiềm tàng giúp tri giác của trẻ sẽ tiến bộ vượt bậc so với nếu ta dạy trẻ từ 2 hay 3 tuổi trở đi.

Giáo dục sớm – Khai mở tối đa tiềm năng của trẻ 0-6 tuổi

Cách trẻ con học tập khác với cách của người lớn

Khả năng ghi nhớ nguyên mảng

Thời kì con từ 0-2 tuổi là giai đoạn nên cho trẻ tiếp xúc với các sự vật được đặc trưng bởi tính không gian hay trừu tượng như là hình họa, màu sắc, âm thanh.

Ví dụ như là tranh ảnh để phân biệt màu sắc; dạy trẻ nhận biết mặt chữ, logo, cho xem các hình khối để nhận biết các loại hình tròn, vuông, chữ nhật…; nghe nhạc để cảm nhận âm thanh.

 Đây là thời kì mà trẻ chưa thể tiếp thu ngay những điều được dạy bảo nên cha mẹ phải thường xuyên lặp đi lặp lại để cho trẻ nhớ. Đây là thời kì cần sự chuyên tâm của người mẹ, sự kiên nhẫn, tinh ý để phát hiện ra những thay đổi dù là nhỏ nhất của trẻ.

Giai đoạn 0-2 tuổi này cũng không đòi hỏi trẻ phải hiểu hay có thể lí giải mọi thông tin chúng được tiếp nhận.

Thời kì này mọi thông tin hay thế giới quan sẽ được trẻ tiếp thu một cách vô thức và như là học thuộc lòng và được kí ức lại trong bộ não thông qua khả năng học tập đặc biệt mà chỉ thời kì này mới có.

Nhớ từng cái một bằng cách lặp đi lặp lại.

Đây là một kiểu nhớ khác với kiểu nhớ nguyên mảng, nhất là đối với mặt ngôn ngữ, thì trẻ sẽ nhớ từng từ một. Giai đoạn học thuộc lòng này việc dạy trẻ phải được lặp đi lặp lại thì mới giúp trẻ nhớ được.

Nếu cho trẻ nghe nhiều rất nhiều từ vừng rất nhiều ngôn ngữ phong phú thì khả năng tiếp nhận và thích ứng của trẻ cũng sẽ nhanh. Bởi vì như thế nó làm cho sự liên kết và truyền tải thông tin giữa tế bào này với tế bào kia trong não trẻ (tạm gọi là đường truyền thông tin trong não) sẽ bền chặt hơn, gắn kết mạnh mẽ hơn, có thể tiếp nhận và xử lí nhiều thông tin phức tạp hơn.

Năng lực của trẻ phát triển theo giai đoạn

Từ khi sinh đến 6 tuổi chia làm 3 giai đoạn:

  • 0 – 6 tháng tuổi: Phát triển năng lực cảm nhận thông qua các giác quan: thời kì quan trọng nhất
  • 6 tháng – 3 tuổi: Phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo
  • 3 – 6 tuổi: Phát triển kĩ năng tư duy

Giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi

Trẻ 0-6 tháng tuổi đã nghe và cảm nhận được âm thanh, màu sắc

Trẻ sẽ nghe được 2 tai cùng một âm sau khi sinh được 2 tuần. Từ lúc này cho trẻ nghe các âm thanh, nghe nhạc, nghe tiếng nói càng nhiều càng tốt.

Sau khi sinh được 1 tháng trẻ sẽ nhìn được 2 mắt vào một điểm, nhưng mắt hoạt động nhìn xoay quanh được thì phải sau vài tháng. Vì thế thời kì này là thời kì mẫn cảm nhất của trẻ.

Bắt đầu từ khi trẻ được 4 tháng hãy cho trẻ nhìn tranh, ảnh, màu sắc càng nhiều càng tốt. Hãy cho trẻ tiếp xúc với những bức tranh nổi tiếng, tuyệt vời nhất chính là ta đã giúp trẻ một điều tốt là giúp trẻ tiếp xúc với những điều tuyệt vời nhất ngay từ khi chúng mới làm quen với thế giới này.

Giai đoạn này trẻ có thể phân biệt các màu sắc giỏi hơn những gì người lớn chúng ta tưởng tượng bởi trẻ sẽ cảm nhận những màu sắc thông qua sự phản xạ của ánh sáng một cách vô thức.

Thời kì này nếu đồng thời ta cho trẻ vừa nghe và vừa nhìn (thị giác và thính giác đồng thời) như vừa cho trẻ nhìn vừa đọc cho trẻ, vừa hát cho trẻ nghe, lặp đi lặp lại nhiều lần như thế là phương pháp dạy trẻ vô cùng hiệu quả.

Giai đoạn 6 tháng – 3 tuổi

Thời kì phát triển tính tự phát, khả năng biểu hiện, tự lập và sáng tạo của trẻ

Thời kì phát triển tính tự phát, khả năng biểu hiện, tự lập và sáng tạo.

Giai đoạn này nếu ta để trẻ tự do phán đoán thì trẻ sẽ phát huy hết khả năng tự phán đoán của mình.

Ví dụ:

Khi cho trẻ tờ giấy to và bút…để vẽ, thay vì đưa trẻ miếng giấy đã cắt sẵn để trẻ tha hồ tự do vẽ, tự do phán đoán xem mình muốn vẽ như thế nào.

Treo đồ chơi lơ lửng trên cao rồi cho trẻ với để trẻ nắm lấy được và nếu trẻ nắm được thì đó là một bước tiến bộ của trẻ.

Đưa cho trẻ tờ báo nếu trẻ có xé rách thì hãy chấp nhận, đưa đồ chơi mà trẻ ném đồ chơi, phá hỏng đồ chơi cũng hãy chấp nhận mà đừng la mắng vì đó là cách trẻ tiếp nhận và tìm hiểu thế giới thông qua những hành vi của chúng.

Cho trẻ xem thật nhiều tranh về đồ vật, động vật, thực vật, xe cộ…. đồng thời hãy nói tên những đồ đó khi cho trẻ nhìn.

Từ 1-1 tuổi rưỡi thay vì những đồ chơi đơn giản hãy cho trẻ chơi những đồ chơi có tính sáng tạo như những viên gỗ xếp hình, bút màu và giấy. Hãy dẫn trẻ ra bãi cát để chơi, dẫn trẻ đi dạo công viên, vườn hoa, nhặt đá sỏi, xếp gỗ để trẻ tiếp xúc với những môi trường phát huy khả năng sáng tạo.

Tuy nhiên khi cho trẻ bút màu để vẽ thì ban đầu chỉ nên cho 1-2 màu rồi sau đó mới cho nhiều màu. Chơi với trẻ bẳng cách chơi trò xếp đồ vào thùng, tìm đồ vật giữa các đồ vật khác…

Từ 2-3 tuổi hãy đọc thật nhiều ehon cho trẻ và lặp đi lặp lại những cuốn ehon đó nhiều lần. Những cuốn truyện là những câu chuyện ngắn có tranh minh họa dành cho thiếu nhi gọi là ehon.

Truyện tranh được xuất bản ở Việt Nam như “7 viên ngọc rồng”, “Siêu quậy Teppi” thì tiếng Nhật gọi là manga, và chưa có cuốn sách nào về giáo dục trẻ em khuyên phụ huynh đọc manga cho trẻ từ khi còn nhỏ cả).

Dẫn trẻ đến công viên, viện bảo tàng, sở thú. Cho trẻ dùng nhiều lại bút màu, giấy cũng to hơn để trẻ có thể phát huy hết tính sáng tạo cả mình.

Giai đoạn này nếu trẻ làm gì, vẽ gì, có làm bẩn ta cũng đều nên khuyến khích trẻ làm, khen trẻ chứ không nên ngăn cấm hay chê bai. Cũng không được can thiệp hay chỉ đạo vào việc trẻ đang làm, không được dạy trẻ phải làm như này, làm như thế kia mà hãy để tự trẻ làm.

Hãy theo dõi sự tiến bộ hàng ngày của trẻ, đó là việc làm cực kì quan trọng để có thể tìm ra các phương pháp mới dạy cho trẻ mỗi khi nhận ra sự tiến bộ hay thay đổi ở trẻ.

Trẻ 4 tuổi thì trẻ có thể phân biệt được đầu, tóc, chân tay khi vẽ người, nhận biết các sự vật. 3 tuổi chỉ là vẽ theo cảm tính, vô ý thức nhưng khi 4 tuổi là sự liên tưởng và sáng tạo.

Giai đoạn 3 – 6 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ phát triển kỹ năng tư duy não bộ.

Đại não sẽ chia làm hai bộ phận là não trước và não sau. Não sau là nơi xử lí thông tin, thị giác và tri giác, lí giải và phán đoán. Kí ức thì lưu giữ ở não hai bên. Từ tai về phía trước đầu là não trước, nơi xử lí những điều liên quan đến động lực, tư duy, sáng tạo. Và não trước cũng là nơi cư trú của cảm xúc như vui sướng hay đau khổ. Vì thế 0-3 tuổi là chú trọng phát triển não sau, 3-6 tuổi là phát triển não trước.

3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng kết hợp chơi và huấn luyện bộ não của trẻ thông qua những trò chơi như là dùng kéo, gấp giấy, xếp hình…nhưng vẫn cần phải lặp đi lặp lại. Giai đoạn này cho trẻ chơi violin hay piano sẽ rất hiệu quả.

Bố mẹ có thấy trẻ em thật kì diệu không? Bố mẹ hãy tận dụng giai đoạn vàng 0-6 tuổi để hỗ trợ giúp con phát triển tốt nhất những tiềm năng trẻ có nhé! Giai đoạn này nếu bố mẹ làm sinh trắc vân tay cho con thì thật tuyệt vời. Bố mẹ sẽ biết được tiềm năng não bộ và tính cách bẩm sinh của con trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp nhất với bé nhà mình.

sách bí ẩn dấu vân tay

————————————————
SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY HUMANO
Hotline: 19009421
Website: Humano.vn