SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ VÀ SỰ SÁNG TẠO (CREATIVITY)
Ngoài những bản năng sinh tồn cơ bản, điều gì làm cho con người biểu hiện vượt trội hơn những sinh vật sống khác?
Đã rất nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực như triết học, giáo dục, tôn giáo và tâm lý học chỉ ra rằng: trí tuệ chính là một trong những yếu tố quan trọng trên tiến trình tiến hóa của loài người.
Đối với Tâm lý học tích cực, VIA định nghĩa trí tuệ và kiến thức là “sức mạnh nhận thức đòi hỏi việc trau dồi và sử dụng kiến thức” (VIA Institution on Character, 2015).
Trí tuệ bao gồm tất cả 5 điểm mạnh giải quyết các chức năng nhận thức như: Sáng tạo, Tò mò, Phán đoán, Yêu thích học tập và Quan điểm.
Và trong khuôn khổ bài viết đầu tiên trong chuỗi các điểm mạnh, Cánh Diều xin gửi tới các bạn những phân tích về yếu tố Sáng tạo để trả lời cho câu hỏi: Vì sao chúng ta cần điểm mạnh Sáng tạo?
• Sáng tạo: Độc đáo, khéo léo
“Hai người trẻ tuổi sẽ đưa ra đóng góp sáng tạo, một người thông minh nhưng không có động lực và một người kém thông minh hơn nhưng có động lực hơn, cá rằng người tốt hơn sẽ là người thứ hai.” (Nakamura & Csikszentmihalyi, 2003).
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên những thế mạnh về trí tuệ như “sự sáng tạo có thể thực sự cải thiện đời sống con người” (Corely, 2010). Bạn nghĩ sao khi chúng ta nói về sự sáng tạo?
Một số người có thể nghĩ về các nghệ sĩ, nhà thiết kế và nhà tư tưởng nổi tiếng thế giới, nhưng không tin rằng bản thân họ có khả năng sáng tạo. Sáng tạo không chỉ giới hạn những thành tựu trong lĩnh vực nghệ thuật.
Sáng tạo có thể được xem như khả năng thích ứng. Theo một nghiên cứu của Flood và Phillips (2007), sự thích ứng là “quá trình và kết quả nhờ đó các cá nhân sử dụng nhận thức và sự lựa chọn có ý thức để tạo ra sự hội nhập của con người với môi trường”.
Vì vậy, những người dễ dàng thích nghi với môi trường mới được coi là người có sức mạnh sáng tạo tốt. Có lẽ, nếu bạn quan sát chi tiết sẽ nhận ra đây là một trong những thế mạnh cơ bản mà tất cả mọi người từ khi sinh ra đã có vì con người vốn thích nghi rất tốt.
Bằng cách thực hành các hoạt động sáng tạo, đòi hỏi khả năng cởi mở với những ý tưởng mới, nó có thể có cả lợi ích tâm lý và sinh lý cho người thực hiện (Forgeard & Elstein, 2014). Dựa trên nghiên cứu của Flood và Phillips (2007).
Sáng tạo có thể nâng cao lòng tự trọng, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng đối phó. Nó cũng cải thiện sự kết nối của các tế bào thần kinh, kích thích endorphins, và tăng hệ thống miễn dịch.
Mong rằng với định nghĩa và phân tích trên, chúng ta đã có một cái nhìn mới thoáng hơn về Sức mạnh trí tuệ và Sáng tạo của bản thân mình.
Nguồn tham khảo: https://