Vậy là các mẹ đã bước vào chặng đường cuối cùng của thai kỳ, thời điểm mà rất nhiều điều kỳ diệu đang xảy ra khi mà thai nhi đã “tương tác” rất mạnh với ba mẹ. Đây cũng là thời kỳ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là đối với quá trình thai giáo cho bé.

Thai nhi 3 tháng cuối

Ở tam cá nguyệt thứ ba, em bé sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Khi chào đời, bé có thể nặng từ 2,7 – 4kg và dài từ 48 – 53cm.

  • Xương của bé hoàn thiện ở tuần thứ 32
  • Đầu sẽ bắt đầu di chuyển vào vùng xương chậu ở tuần thứ 36 và bé sẽ ở trong tư thế này trong khoảng 2 tuần cuối
  • Các cơ quan quan trọng sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trong giai đoạn này, bé có thể nhìn, nghe, bú mút ngón tay cái…
  • Bộ não tiếp tục phát triển với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra, phổi và thận cũng dần trưởng thành.

Ở tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể bé sẽ được bao phủ bởi lớp sáp trắng có tên là vernix caseosa. Lớp lông tơ trên cơ thể (lanugo) rụng dần và gần như biến mất vào cuối tuần 40.

Cơ thể mẹ 3 tháng cuối

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai 3 tháng cuối?

  • Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng cuối gây khó chịu, khó ngủ và khó thở.
  • Đau lưng: Cân nặng tăng sẽ tạo áp lực lên lưng, gây đau nhức. Bạn cũng có thể thấy khó chịu ở vùng xương chậu và hông do dây chằng nới lỏng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
  • Ra máu nhẹ vào cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đang bắt đầu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhau tiền đạo, nhau bong non hoặc sinh non.
  • Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Cơn gò chuyển dạ giả để chuẩn bị cho cơn gò thực sự. Cơn gò này không dữ dội như cơn gò thật nhưng cũng có thể khiến bạn khó chịu.
  • Bầu ngực to ra: Gần đến ngày dự sinh, bạn có thể thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ núm vú. Chất lỏng này được gọi là sữa non, sẽ nuôi dưỡng em bé trong vài ngày đầu sau sinh.
  • Nằm mơ: Ở tuần cuối, giấc mơ có thể trở nên sống động và có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên nằm mơ có thể là do nội tiết tố thay đổi.
  • Dịch âm đạo nhiều hơn. Gần đến ngày dự sinh, bạn có thể thấy dịch đặc, trong hoặc hơi có máu. Đây có thể là nút nhầy và là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nếu đột ngột ra nhiều nước, có thể bạn đã bị vỡ ối.
  • Mệt mỏi: Bụng to ra, ngủ không yên giấc, lo lắng về ngày dự sinh sắp đến có thể khiến bạn thường xuyên thấy mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối.
  • Đi tiểu thường xuyên: Do thai nhi càng lớn thì áp lực đè lên bàng quang cũng càng tăng. Bạn cũng có thể bị són tiểu khi ho, hắt hơi, cười hoặc tập thể dục.
  • Trào ngược axit dạ dày thực quản và táo bón: Do nồng độ hormone progesterone tăng làm giãn cơ thực quản và các cơ tiêu hóa.
  • Đau thần kinh tọa: Cơn đau lan từ lưng xuống mông, chân do hormone thay đổi hoặc do bé phát triển đè ép lên dây thần kinh tọa.
  • Bà bầu khó thở 3 tháng cuối có thể là do tử cung mở rộng đến phần dưới khung xương sườn, làm tăng thêm áp lực lên phổi.
  • Giãn tĩnh mạch có thể nghiêm trọng hơn nhưng sẽ mờ dần và biến mất sau khi sinh.
  • Rạn da ở ngực, mông, bụng hoặc đùi do da bị kéo căng khi mang thai.
  • Sưng nhẹ ở mắt cá chân và mặt. Nguyên nhân có thể là do nước tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị sưng nặng thì có thể có là dấu hiệu của tiền sản giật.
  • Tăng cân: Mỗi tuần bạn có thể tăng từ 0,2 đến 0,5kg. Cuối thai kỳ, bạn có thể tăng tổng cộng khoảng 11 – 15kg. Số cân nặng tăng thêm sẽ bao gồm trọng lượng của bé, nhau thai, nước ối, mô vú, thể tích máu và chất lỏng.

Tầm quan trọng của việc thai giáo 3 tháng cuối

Vậy là các mẹ đã bước vào chặng “nước rút” của thai kỳ, đây là thời điểm mà rất nhiều điều kỳ diệu, mới lạ đang xảy ra khi mà thai nhi đã bắt đầu “tương tác” rất mạnh với ba mẹ. Đây cũng là một thời kỳ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé yêu, đặc biệt là đối với hoạt động thai giáo cho bé.

Cũng giống như việc thai giáo 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, việc thực hành thai giáo cho con yêu trong tháng 7-8-9 là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn giúp cho quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu trở nên dễ dàng, nhanh chóng và suôn sẻ hơn nhiều.

Giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thai kỳ chính là thời điểm mà các chức năng cơ thể của thai nhi được phát triển hoàn thiện để chuẩn bị cho bé chào đời. Những điều thai nhi được “huấn luyện” trong những tháng cuối thai kỳ sẽ được tiếp thu sâu sắc và lâu hơn rất nhiều so với những thời điểm trước đó.

Đó cũng là chính là lý do chủ yếu khiến cho các hoạt động thai giáo của bố mẹ trong giai đoạn này sẽ “in hằn” dấu ấn vô cùng mạnh mẽ và từ đó tạo dựng một nền móng cho bé về cả thể chất lẫn tinh thần vững chắc khi chào đời.

Tại Hàn Quốc, nhiều phụ nữ đang mang thai đã thực hành phương pháp thai giáo tên là Taegyo. Các chị em tin rằng phương pháp thai giáo này giúp phát triển khả năng, tính cách tự lập và sự thông minh của trẻ. Ngoài ra, Taegyo còn giúp các mẹ bầu có tâm trí thanh thản, vui vẻ, chủ động ăn uống những thực phẩm đủ dinh dưỡng để tạo được môi trường tốt nhất cho con yêu phát triển. 

Tại Pháp, phương pháp thai giáo Haptonomy được các mẹ bầu áp dụng rộng rãi. Haptonomy tập trung chủ yếu vào sự cảm nhận, kết nối giữa cha mẹ với em bé trong bụng trước và sau sinh. Ngoài ra, phương pháp thai giáo đặc biệt này cũng được cho rằng có thể giúp các bà bầu chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh con nhờ hiểu rõ được vị trí chính xác của thai nhi và chuyển động của bé.

Bé yêu học bằng cách nào trong thai giáo 3 tháng cuối?

Học bằng những trải nghiệm

Lúc chào đời, bé yêu có thể nhận ra những âm thanh và tiếng nhạc quen thuộc đã từng được nghe trong thai kỳ. Ngoài ra, bé sẽ cảm thấy được dỗ dành, vỗ về khi nghe lại những âm thanh này sau khi được sinh ra.

Mặt khác, bé cũng có thể được xoa dịu các giác quan bằng tiếng rung và tiếng ồn, do chúng có thể gợi nhớ đến tiếng chuyển động và những âm thanh của cơ thể mẹ từ khi mang thai.

Học bằng cách bắt chước, lặp lại

Lúc còn ở trong bào thai, nếu bé đã được nghe một loại âm thanh nào đó nhiều lần thì con của bạn có thể không bị giật mình nếu được nghe lại khi đã được sinh ra. Tuy nhiên, những âm thanh này phải ở mức độ vừa phải, không gây ảnh hưởng xấu đến thính lực của thai nhi.

Học bằng cách kết hợp

Thai nhi trong bụng mẹ có thể học được cách kết nối với những cảm xúc mà người mẹ đang cảm nhận. Ví dụ, nếu người mẹ thường xuyên nghe một bản nhạc nào trong khi thư giãn, bản nhạc này có thể dùng để vỗ về bé sau khi sinh.

Phương pháp thai giáo 3 tháng cuối hiệu quả nhất

Phương pháp thai giáo Haptonomy

Một trong những các thức truyền đạt thông tin đến thai nhi có thể cảm nhận được sớm nhất đó chính là xúc giác, thai nhi có thể cảm nhận được những va chạm tiếp xúc ngay từ rất sớm ngày từ những tuần cuối của ba tháng giữa thai kỳ.

Đến ba tháng cuối, gần như toàn bộ cơ thể của thai nhi có thể cảm nhận được những kích thích xúc giác này.

Thai giáo thông qua những cảm nhận xúc giác này được gọi là phương pháp Haptonomy giúp tăng sự gắn kết giữa mẹ và thai nhi. Phương pháp này được một bác sĩ người Hà Lan – FranzVeldman nghiên cứu và phát triển.

Haptonomy có nghĩa là “xúc giác” được xem như là một bộ môn nghệ thuật giao tiếp với thai nhi thông qua những cử chỉ chạm nhẹ ở thành bụng.

Ưu điểm của phương pháp này chính là tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và thai nhi, hơn nữa cũng có thể kết nối, phát triển sớm được sự gắn kết với người bố, gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Thông qua những cảm nhận ở thành bụng, mẹ có cũng có thể nhận biết được và hiểu được những phản ứng, cảm xúc của thai nhi với kích thích từ bên ngoài.

Thai giáo thông qua kích thích âm thanh

Thai nhi bắt đầu nhận biết được những kích thích âm thanh đầu tiên vào khoảng tuần thứ 17 của thai kỳ, tuy nhiên mức độ nhạy cảm sẽ dần rõ ràng hơn với âm thanh vào tuần thứ 24.

Đặc biệt, trong ba tháng cuối bé đáp ứng lại với những kích thích âm thanh sẽ cao nhất  Vì vậy ba mẹ nên để âm thanh ở mức vừa phải để bé không bị giật mình.

Thai giáo thông qua kích thích âm thanh bằng các hình thức như ngôn ngữ, âm nhạc, trò chuyện với thai nhi là một trong những cách thức hiệu quả trong ba tháng cuối thai kỳ.

Thông qua các hình thức như nghe nhạc, đọc sách, kể chuyện… đây là những bước đầu tiên giúp thai tập làm quen với những ngôn ngữ và âm thanh từ môi trường bên ngoài , giúp thai nhi kích thích phát triển trí não.

Thai giáo thông qua kích thích ánh sáng

Ngoài ra, trong giai đoạn này, cấu trúc thị giác của thai nhi đã gần như hoàn thiện. Vào tuần thứ 32 của thai kỳ, không những có thể tiếp nhận các kích thích từ ánh sáng mà thai nhi còn có thể mở mắt cảm nhận được môi trường bên trong tử cung của mẹ.

Phương pháp thai giáo thông qua kích thích ánh sáng cũng là những lựa chọn phù hợp cho thai nhi trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ. Bố mẹ có thể dùng ánh sáng từ đèn pin hoặc ánh sáng tự nhiên với cường độ vừa phải.

Với những kích thích ánh sáng, thai nhi có thể tập làm quen và dần cảm nhận được mức độ sáng tối, phát triển thị giác và trí não.

Ba tháng cuối trong thai kỳ là giai đoạn quan trọng và nền tảng phát triển cho tương lai của trẻ. Việc được áp dụng các phương pháp thai giáo khoa học và hiệu quả trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho thai nhi và còn tăng cường sự gắn bó mật thiết của gia đình.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết về thai giáo theo từng tháng trên trang của Nga để có nhiều thông tin hơn nhé!

Thai giáo tháng thứ 7, con đã nhìn thấy ánh sáng

Thai giáo tháng thứ 8, chú trọng ngôn ngữ

Thai giáo tháng thứ 9, chuẩn bị vượt cạn

————————————————