Đến với tháng thứ 9, mẹ cần chuẩn bị tâm lý đón thiên thần bất kỳ lúc nào. Tháng 9 được coi như khoảng thời gian cuối cùng của thai kỳ, con yêu gần như đã hoàn toàn sẵn sàng để được sinh ra. Đây là điều vô cùng đáng mừng để ba mẹ có thể chào đón con yêu vào những ngày gần nhất.
Sự phát triển của thai nhi
Lúc này, con yêu có chiều dài cơ thể từ 45 – 48 cm, tương đương chiều dài của một cây rau xà lách Romaine và cân nặng từ 2,5 – 2,8 kg.
Lớp mỡ ở dưới da đã hình thành, cơ thể dần dần đầy đặn hơn. Con yêu vẫn tiếp tục dần dần loại bỏ nốt lớp tóc tơ đầu tiên và lớp sáp màu trắng bao phủ khuôn mặt mình. Nhờ vậy mà những đám lông trên khắp cơ thể thai nhi bắt đầu biến mất, để lộ ra làn da có màu hồng.
Lúc này, khuôn mặt của con yêu cũng đã được định hình với những đường nét rõ ràng hơn, sắc thái biểu hiện khuôn mặt cũng phong phú hơn.
Các hoạt động vận động các chi của con yêu ngày càng trở nên mạnh mẽ và nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. Trung khu thần kinh và phổi đã hoàn thiện, não bộ và các cơ quan giác quan bao gồm thính giác, thị giác, xúc giác, cảm giác được liên kết chặt chẽ với nhau.
Con yêu có thể cử động mắt như nhắm mắt, mở mắt, đồng thời cử động con ngươi như quay sang trái, sang phải một cách linh hoạt hơn.
Mẹ bầu cần biết rằng chỉ có khoảng 5% trẻ sơ sinh được sinh ra vào đúng ngày sinh dự tính, trong khi đó hầu hết các mẹ sẽ sinh con trong khoảng từ tuần thứ 38 đến tuần thứ 42. Vậy nên, mẹ hãy chuẩn bị tâm lý để chào đón con yêu đến với thế giới tươi đẹp này bất cứ lúc nào nhé.
Những thay đổi của cơ thể mẹ
Vẫn sẽ có một số hiện tượng kéo dài từ những tháng thai kỳ trước đó. Ngoài ra, bà bầu có thể gặp thêm một số hiện tượng khó chịu khác như:
- Mẹ vẫn bị táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Hiện tượng chảy máu chân răng, đau lưng, đau xương chậu, và chuột rút về đêm vẫn xuất hiện.
- Khí hư có dạng chất nhầy, đặc ra nhiều hơn, đôi khi có màu hồng nhạt.
- Mẹ bầu có thể cảm thấy nghẹt mũi, ù tai, chảy máu cam, đau đầu, chóng mặt hay thậm chí là ngất.
- Cảm thấy ngứa ngáy da bụng, đi tiểu nhiều.
- Chóng đói.
- Sữa non tại đầu ti xuất hiện nhiều hơn.
- Phù chân do tích nước hay hoocmon gây ra. Hơn nữa, tử cung phát triển sẽ tạo áp lực lên tĩnh mạch, giảm lưu lượng máu từ dưới lên trên cũng là nguyên nhân gây nên phù chân.
- Đau nhói hoặc tê chay, tê chân, đây là hội chứng ống cổ tay và sẽ hết sau khi mẹ sinh con.
- Áp lực vùng chậu.
- Thay đổi sắc tố làm mẹ nhiều vết nám hơn, đường nâu chạy dọc giữa bụng đậm và rõ hơn.
- Rạn da.
Những dấu hiệu mẹ sắp sinh
Bên cạnh những mẹ đã được bác sĩ xếp lịch sinh mổ cụ thể, các mẹ còn lại đều cần phải biết những dấu hiệu sắp sinh sau:
- Cảm giác bụng tụt xuống và em bé chúc đầu xuống dưới rõ ràng.
- Xương hông đau nhức, hậu môn bị đè nén.
- Cân nặng không còn tăng.
- Cảm thấy mệt mỏi, rã rời.
- Dịch nhầy và quánh ở âm đạo ra nhiều hơn.
- Nút nhầy ở tử cung bong ra.
- Xuất hiện dịch nhầy và máu trước khi sinh 24h hoặc vài ngày.
- Cơn co thắt tử cung diễn ra nhiều hơn.
Đến sau những dấu hiệu này sẽ là cơn đau đẻ thực sự. Mẹ bầu hãy áp dụng tốt thai giáo tháng thứ 9 này để chuẩn bị tốt khi điều đó đến nhé!
Thai giáo tháng cuối như thế nào?
Cũng giống như thai giáo tháng thứ 8, mẹ bầu nên tiếp tục duy trì các phương pháp thai giáo 3 tháng cuối phổ biến như thai giáo bằng ngôn ngữ, thai giáo cảm xúc và thai giáo bằng ánh sáng.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, mẹ bầu nên chú trọng vào việc thực hiện các phương pháp thai giáo vận động và thai giáo âm nhạc để kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu, đồng thời giúp cho quá trình chuyển dạ, sinh con trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.
Thai giáo âm nhạc
Các phương pháp thai giáo tháng thứ 9, đặc biệt là nhạc cho thai nhi và nhạc bà bầu tháng thứ 9 giúp mẹ bầu và con yêu được thư giãn và thoải mái trong tháng cuối thai kỳ.
Âm nhạc giúp mẹ bầu cân bằng trạng thái cảm xúc tốt hơn để mẹ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ, sinh nở sắp tới. Con yêu cũng được kích thích phát triển não bộ, vùng ghi nhớ não bộ và thính giác tốt nhất khi được ba mẹ thực hành thai giáo bằng âm nhạc thường xuyên.
Nhạc bầu tháng cuối không chỉ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của con yêu mà còn giúp mẹ bầu duy trì cảm xúc tích cực, cân bằng tâm trạng ổn định, giảm bớt những lo lắng, áp lực khi ngày sinh cận kề.
Mẹ bầu có thể chọn cho mình nhạc thai giáo tháng thứ 9 là những bản nhạc vui tươi, hay những bản nhạc không lời có âm điệu du dương, nhẹ nhàng giúp mẹ thư giãn, thoải mái. Mẹ cũng nên nghe đi nghe lại nhiều lần, giúp tối ưu vùng não bộ ghi nhớ của con yêu.
Lúc chào đời, con yêu được nghe bản nhạc quen thuộc sẽ giúp con cảm thấy an toàn, bình an và yên tâm. Con đang khóc sẽ có thể nín khóc ngay và quay về phía phát ra tiếng nhạc.
Thai giáo vận động
Phương pháp thai giáo vận động giúp mẹ duy trì trạng thái thể chất tốt nhất, mẹ khỏe mạnh, con yêu cũng được phát triển an toàn trong bụng mẹ và đồng hành cùng mẹ trong quá trình vượt cạn.
Cùng với việc sinh nở sắp đến gần, mẹ bầu sẽ gặp phải một loạt những thay đổi như bụng tụt xuống xương chậu, tim phổi chịu áp lực, khó thở dạng nhẹ,…Vận động hợp lý giúp mẹ bầu thư giãn trong thai kỳ.
Chính vì vậy, mẹ bầu nên chọn cho mình những động tác hay bài tập thể chất nhẹ nhàng, phù hợp giúp duy trì sức khỏe thể chất, đồng thời cân bằng tâm trạng tốt hơn, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở diễn ra suôn sẻ, dễ dàng hơn.
Thai giáo dinh dưỡng
Ngoài các phương pháp thai giáo trên, thì theo cách thai giáo của người Nhật, mẹ bầu cũng nên duy trì một chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ bầu và con yêu. Đặc biệt, giai đoạn này cũng là lúc chức năng tiêu hóa của mẹ bị chậm lại.
Nhiều mẹ có thể gặp phải tình trạng táo bón thai kỳ ngày càng trầm trọng do tử cung mở to đã gây ảnh hưởng đến nhu động tràng vị.
Vậy nên việc bổ sung chất xơ và các loại rau quả chứa nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày là đặc biệt cần thiết trong việc kích thích nhu động tràng vị để đề phòng và giảm hiện tượng táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa.
Thai giáo bằng tưởng tượng
Đây là một trong những cách thai giáo rất cần thiết giúp tăng kết nối giữa mẹ và con. Đặc biệt ở tháng thứ 9 việc thai giáo bằng tưởng tượng sẽ giúp mẹ có tâm lý thoải mái hơn, sẵn sàng cho lần vượt cạn của mình. Mẹ sẽ có niềm tin và cảm xúc tích cực để chuẩn bị chào đón thiên thần đáng yêu của mình mà không bị những mệt mỏi của cơ thể chi phối.
Mỗi ngày, mẹ hãy nhắm mắt, thư giãn và tưởng tượng những điều tốt đẹp như:
- Gương mặt hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi bé ra đời
- Nụ cười đáng yêu của bé
- Bé và gia đình quây quần bên nhau
- Khung cảnh lãng mạn bố mẹ từng đến và giờ có thêm bé
….
Mong rằng với những phương pháp thai giáo tháng thứ 9 mẹ sẽ tận hưởng những giây phút cuối của thai kì thật khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc mẹ sẽ vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông.
————————————————