Có khi nào bạn đặt ra những câu hỏi:
– “Tại sao mình lại gánh vác nhiều trách nhiệm trong gia đình, trong khi em mình không để tâm đến những chuyện ấy?”
– “Tại sao đứa con đầu luôn tỏ ra ganh tị với đứa em?”

Nhà tâm lý học Alfred Adler cho rằng thứ tự sinh trong gia đình ảnh hưởng đến tính cách của chúng ta.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một khung chung giúp các cá nhân khám phá ra những nhân cách khả dĩ có thể xảy ra chứ không hẳn là một hiện tượng áp dụng chính xác được với mọi hoàn cảnh điều kiện.

Adler đã đưa ra lý thuyết về Thứ bậc trong gia đình như sau:

CON MỘT

Con một là những đứa trẻ được Cha Mẹ chiều chuộng, được sự quan tâm, nâng niu và bảo vệ của những người khác. Đặc biệt, Cha Mẹ sẽ đặt tất cả niềm tin và kỳ vọng vào đứa con duy nhất này.

Nếu Cha Mẹ là những người độc đoán, nghiêm khắc, thì con một sẽ gánh chịu tất cả những áp lực về sự kỳ vọng và khuôn phép mà Cha Mẹ đặt ra.

Con một không có anh chị em để cạnh tranh, do đó trẻ thường có những cạnh tranh ngầm với Cha hoặc Mẹ của mình. Phụ thuộc và làm trung tâm là những phẩm chất tiêu biểu trong phong cách sống này.

Nhiều trẻ em không có anh chị em trở nên cầu toàn, có tố chất làm lãnh đạo và họ có xu hướng đạt được mục tiêu của mình bằng bất cứ giá nào.

CON ĐẦU LÒNG

Trước khi con đầu lòng có em, con đầu được đối xử như là con một. Giai đoạn này, con đầu lòng nhận được hết sự quan tâm và chiều chuộng từ Cha Mẹ và người khác.

Khi em chào đời, con đầu lòng chịu một cú sốc về việc san sẻ tình thương của Cha Mẹ dành cho đứa em.

Theo Adler, con đầu lòng có xu hướng bảo thủ, sống có khuôn phép, kỷ luật và có khuynh hướng lãnh đạo (thích là người điểu khiển người khác). Điều này xuất phát từ việc con đầu thường chịu trách nhiệm cho những người em của mình, thường chủ động trong mọi việc, đặc biệt được kỳ vọng là tấm gương cho các em.

Khi không đạt được những kỳ vọng từ Cha Mẹ, con đầu lòng thường mang nhiều mặc cảm, áp lực và thất bại trong vai trò là Anh/Chị.

CON THỨ

Con thứ có vai trò ổn định hơn. Ít được quan tâm hay chịu nhiều kỳ vọng của Cha Mẹ. Vì luôn có một tấm gương để so sánh nên con thứ thường gây chú ý và giành lấy tình thương của Cha Mẹ bằng cách nỗ lực nhiều hơn để khẳng định bản thân.

Con thứ thường giỏi thương lượng và là người hòa giải. Họ cũng có nhiều khả năng để thiết lập mục tiêu cao bất hợp lý cho mình. Điều này làm tăng số lần thất bại, tuy nhiên biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống là những gì làm cho họ mạnh mẽ hơn.

CON ÚT

Con út nhận được rất nhiều quan tâm và chú ý từ cha mẹ và thậm chí từ các anh chị lớn hơn. Con út không bao giờ lo lắng “bị thay thế”. Đó là lý do tại sao họ có thể cảm thấy ít kinh nghiệm và ít độc lập.

Tuy nhiên, con út thường có động lực lớn để vượt qua các anh chị của mình. Họ thường đạt được một thành công lớn và được công nhận trong lĩnh vực mà họ lựa chọn. Con út trở thành những vận động viên nhanh nhất, nhạc sĩ tốt nhất, hoặc những nghệ sĩ tài năng nhất.

Mặc dù các con út trong một gia đình có thể sẽ có một chút thờ ơ, thiếu quan tâm và ích kỷ hơn trẻ lớn nhưng họ là những người năng động, có xu hướng hòa đồng.

Ngoài ra, yếu tố cách quãng giữa hai lần sinh của người mẹ sẽ thay đổi những vị trí vừa thảo luận ở phần trên. Khoảng cách 5 năm cho trẻ đầu lòng không có em sẽ là trẻ con một và đứa em kế tiếp của bé sẽ trở thành con đầu lòng.

Giới tính cũng có ảnh hưởng đến những điều thảo luận ở trên vì các em gái sẽ không cạnh tranh với anh trai và ngược lại. Một bé trai duy nhất trong nhà với các chị em gái khác có thể coi như là con một.

Vì thế vị trí của con cái trong nhà cần được cân nhắc và vận dụng vào từng trường hợp gia đình một cách cụ thể.

Ngoài ra, để hiểu hơn về tính cách con trẻ, phụ huynh có thể tham khảo thêm bộ môn Sinh trắc vân tay và đọc sách Bí Ẩn Dấu Vân Tay nhé!

——————————————-
SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY HUMANO
Website: Humano.vn
Hotline: 19009421
Tham khảo chuyên môn tại: Lindanga.com