Mỗi phụ nữ đều mang một thiên chức lớn lao, đòi hỏi tri thức phong phú nhất, nhân cách cao cả nhất, sự hy sinh lớn nhất, đó chính là làm vợ, làm mẹ. Thiên chức ấy là đặc quyền, mạnh mẽ bao bọc con suốt 9 tháng 10 ngày trong cơ thể khó nhọc để rồi trải nghiệm một tình cảm vô cùng thiêng liêng, tuyệt diệu chẳng thể diễn tả thành lời: tình mẫu tử.
Và Nga cũng đã có trải nghiệm tuyệt vời ây khi lần đầu làm Mẹ. Đây là một hành trình với rất nhiều điều bất ngờ, không báo trước và có nhiều điều thú vị. Đó là năm 2021 đầy biến động với đại dịch Covid, có con trong thời gian Sài Gòn cách ly, người người ở nhà không được ra ngoài.
Trong rủi luôn có may, nhờ dịch mà cả hai vợ chồng có nhiều thời gian kết nối với nhau hơn, đồng điệu hơn trong quan điểm nuôi dạy con và có nhiều thời gian thai giáo cho em bé từ những ngày đầu. Chẳng biết có phải vì thế không mà cả quá trình mang thai với Nga rất nhẹ nhàng, tận hưởng.
1. Mang thai không biết ốm nghén là gì?
Điều này có lẽ đến từ sự kết hợp của hai yếu tố tinh thần và dinh dưỡng.
Nga xem việc có em bé là một phần cuộc sống, vẫn duy trì các hoạt động thường ngày và tận hưởng cuộc sống. Khi đó, mỗi ngày lên công ty Nga đều hướng dẫn nhân viên thiền 15-20 phút, đọc thông điệp tích cực rồi mới bắt đầu ngày làm việc mới. Việc THIỀN mỗi ngày đem đến rất nhiều giá trị tích cực.
Chưa kể đên công việc là niềm yêu thích nên ngày nào đi làm Nga cũng thấy đầy sự hứng khởi. Về nhà thì khỏi nói rồi, chồng rất vui và chiều đủ thứ để Nga được thoải mái, thư giãn. Nhờ đó mà trạng thái tinh thần của Nga khá tốt trong thai kỳ.
Nga có học thêm về dinh dưỡng, trước đó áp dụng và thấy sức khỏe của cả nhà tốt lên hẳn. Một số bệnh như viêm gan B, viêm xoang, đau khớp,…của nhà Nga đều được cải thiện chỉ thông qua ăn uống. Trong thai kỳ, Nga lắng nghe cơ thể mình và ăn những thứ mình cảm thấy cần chứ không bị chi phối bởi quá nhiều thông tin trên internet.
Nga ăn cả những thứ mà theo như kiến thức chung là không nên như mướp đắng, rau ngót,…nhưng Nga vẫn không thấy bị vấn đề gì cả. Tuy nhiên là Nga không lạm dụng ăn quá đà, chỉ ăn khi mình thấy muốn ăn và vừa đủ. Mọi người đọc đừng áp dụng theo Nga mà hãy nghe cơ thể mình nói nhé!
Giai đoạn đầu thai kỳ dinh dưỡng rất quan trọng. Các mẹ bị ốm nghén thường là vì cơ thể bị thiếu một số chất, nhưng lại nạp vào những thức ăn chưa phù hợp. Cuối cùng thì thiếu vẫn thiếu, dư lại càng dư. Việc ốm nghén chỉ là biểu hiện của việc cơ thể không cần và đẩy ra bên ngoài. Ăn uống đúng cách thì các mẹ sẽ rất khỏe.
2. Lắng nghe cơ thể mình, đừng quá tin vào bác sĩ hay người khác
Tại sao Nga lại đề cập đến điều này? Nga không phủ nhận việc chúng ta nên đi khám thai định kỳ nhưng hãy thật tỉnh táo và đừng để bị hoang mang trước những thông tin từ kết quả siêu âm, xét nghiệm. Tất cả đều là “chẩn đoán”, là thông tin để các mẹ tham khảo chứ không chính xác 100%.
Nga đi khám nhiều nơi để xác thực thêm thông tin vì không cảm thấy tin tưởng. Kết quả là khi đi siêu âm cùng một thời điểm thì mỗi nơi một kết quả. Ở ba tháng đầu siêu âm Nga bị chẩn đoán bóc tách túi thai 60%, nguy cơ sẩy khá cao. Khi đó bác sĩ dặn về nằm yên, gác chân lên. Nhưng Nga thấy vô lý vì Nga không hề bị đau bụng, không hề bị ra huyết,…nên Nga vẫn đi lại chứ không nằm yên. Sau vài tháng Nga đi khám em bé lại phát triển rất tốt, cân nặng lúc nào cũng ở mức cận trên.
Qua những lần đó Nga chỉ đi khám lấy kết quả tham khảo chứ không tin lời bác sĩ nữa. Nga được cảnh báo tiểu đường thai kỳ, hàm lượng đường quá cao so với quy định, được chỉ định uống thuốc để giảm đường. Nhưng Nga về nhà không uống thuốc và vẫn ăn ngọt vì rất thèm ấy. Sau này ở tuần cuối thai kì đi xét nghiệm lại chỉ số đường trong máu của Nga lại ổn định.
Nga chỉ muốn nói với mọi người rằng, hãy lắng nghe bản thân mình. Làm mẹ, điều này còn quan trọng hơn gấp bội. Con cái là lộc trời cho, con cái có số phận riêng của mình, con cái chọn bố mẹ để đến với cuộc đời này. Nếu em bé có sứ mệnh cần hoàn thành thì chắc chắn em bé sẽ được sinh ra khỏe mạnh và đủ tố chất để thực hiện điều đó. Bố mẹ cứ tin tưởng điều đó và lạc quan thì mọi chuyện sẽ luôn tốt đẹp.
Lần đầu mang thai có nhiều bỡ ngỡ, nếu có lần sau Nga tin mình sẽ mạnh mẽ tin vào cảm nhận và trực giác của mình hơn nữa.
3. Cần sự hỗ trợ từ chồng giúp quá trình thai giáo hiệu quả hơn
Để đàn ông cùng tham gia vào quá trình thai giáo hay nuôi dạy con là cả một vấn đề nan giải trong xã hội Việt Nam các mẹ nhỉ?
Chồng Nga vốn là người gốc Bắc nên cũng có chút gia trưởng, cho rằng việc con cái là của phụ nữ. Giai đoạn đầu chồng cũng chưa sẵn sàng lắm cho việc đồng hành thai giáo đâu. Nhưng Nga rất kiên định với những gì mình tìm hiểu, mưa dầm thấm lâu và kết quả chồng áp dụng thai giáo cho em bé còn tốt hơn cả Nga. Bản tính một người sở hữu dấu vân tay Núi không dễ để thay đổi nhưng khi đã chuyển hóa được thì rất bền vững.
Nga nghĩ là mỗi người đàn ông sẽ có những nét tính cách khác nhau, nhưng về căn bản thì khá giống nhau. Họ chỉ nghe khi được thuyết phục một cách rõ ràng, có bằng chứng và lập luận phù hợp. Khác hẳn với phụ nữ tiếp nhận vấn đề bằng cảm nhận, cảm xúc.
Nga dẫn chứng các trường hợp em bé được thai giáo, giáo dục sớm để tạo cảm hứng cho chồng. Nga không ép chồng làm ngay với mình mà bắt đầu cung cấp các kiến thức nền tảng trước. Cũng có thể bởi Nga làm Sinh trắc vân tay một thời gian nên việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. Nga dựa vào đặc tính dấu vân tay của chồng để lựa chọn dòng sách phù hợp đưa chồng đọc. Điều này quan trọng lắm, vì nếu không phù hợp sẽ bị từ chối ngay.
Đến một ngày chồng Nga rất hào hứng với kiến thức giáo dục sớm, nghiêm túc hơn trong việc nuôi dạy con. Chồng ý thức được vai trò của mình ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con. Chồng chủ động thay đổi, xem việc nuôi dạy con cũng là một sự nghiệp và bố mẹ cần làm gương để con cái noi theo.
Và một lợi ích bất ngờ khác là chồng chiều Nga nhiều hơn vì nghĩ rằng nếu Nga không vui sẽ ảnh hưởng đến con. Nga muốn cái gì cũng chiều, còn nghĩ cách làm vợ vui vì biết tính hay đi mà dịch ở nhà chán, ngày nào cũng massage tay chân cho vợ đỡ mỏi và không bị phù chân, mấy tháng cuối còn không cho vợ làm việc nhà, chỉ được nghỉ ngơi còn lại chồng làm hết.
Quá chừng sự may mắn để Nga tận hưởng một thai kì trọn vẹn. Thật sự biết ơn.
4. Kiên định, tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình
Là một người làm nghề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, có cơ hội tìm hiểu kiến thức về thai giáo, giáo dục sớm, đó là điều rất tốt giúp Nga có sự chuẩn bị chủ động hơn cho việc làm Mẹ. Tuy nhiên, chính Nga cũng mắc sai lầm trong quá trình ứng dụng, từ đó mới rút kinh nghiệm cho chính mình và tha thiết muốn lan tỏa thông điệp đến các mẹ khác để các con có sự phát triển tốt nhất.
Nga áp dụng Easy cho con từ những ngày đầu nhưng thấy con gào khóc và rất không hợp tác. Bản năng làm Mẹ sẽ khiến nhiều người từ bỏ việc áp dụng phương pháp này. Nga cũng là một trong số những mẹ lựa chọn từ bỏ Easy. Nhưng Nga áp dụng cách khác cho con đó chính là làm mẫu để con làm theo và tôn trọng nhu cầu của con. Kết quả là David nhà Nga vẫn rất tự lập và chuẩn chỉ nếp ăn, nếp ngủ mà chẳng cần áp dụng Easy.
Từ chuyện đó Nga mới rút ra cho mình bài học, làm Mẹ đừng bao giờ đi theo lối mòn nào cả. Bởi mỗi em bé là một cá thể riêng biệt và bản năng người Mẹ sẽ biết làm gì là tốt nhất cho con.
Nga nghĩ rằng Easy sẽ phù hợp với những em bé có dấu vân tay Đại bàng vì các bạn ấy rất cần sự kỉ luật. Nhưng những em bé sở hữu dấu vân tay Nước thì cần sự vỗ về bằng yêu thương và hình thành thói quen qua sự bắt chước. Còn những em bé có dấu vân tay Núi thì cần sự kiên nhẫn và chuẩn chỉ quy trình từ chính bố mẹ.
Còn thật nhiều câu chuyện từ con mà Nga học hỏi được, con như người Thầy đến để dạy cho Nga nhìn ra biết bao điều trong cuộc sống. Và hẳn là gia đình nào cũng tràn ngập niềm vui khi có tiếng cười trẻ thơ. Thật hạnh phúc khi có con đến với cuộc đời các bố mẹ nhỉ?
Giờ Nga lại dành thời gian cho David rồi, có dịp sẽ lại chia sẻ nhiều chuyện hơn về hành trình làm Mẹ với mọi người. Chúc cho những ai đọc bài viết này của Nga sẽ có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc nhé!